Hà Nội, Ngày 08/05/2024

Tỉnh An Giang quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ

Ngày đăng: 08/09/2021   15:36
Mặc định Cỡ chữ
Những năm qua, với quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh An Giang đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tốt công tác CCHC trên nhiều lĩnh vực, góp phần xây dựng nền hành chính từng bước hiện đại, thông suốt, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đẩy mạnh cải cách hành chính để xây dựng nền hành chính phục vụ

Xác định Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) hàng năm là công cụ hỗ trợ hiệu quả, tạo động lực thi đua, phấn đấu đẩy mạnh CCHC của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang cho nên hàng năm, Chỉ số Par Index đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu CCHC, từ đó góp phần nâng cao Chỉ số Par Index của tỉnh nói chung và của từng cơ quan, đơn vị nói riêng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định khâu đột phá là: “Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn”. Vì vậy, trong năm 2021, An Giang đặt mục tiêu Chỉ số Par Index, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh phải đứng trong nhóm 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2021, tỉnh An Giang đặt mục tiêu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt từ 20% trở lên; 98% trả kết quả đúng hạn và người dân được hỏi hài lòng về kết quả giải quyết TTHC, hài lòng với sự phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tỉnh cũng phấn đấu có ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; phấn đấu 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; phấn đấu tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Cũng trong năm 2021, tỉnh An Giang phấn đấu tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. 

Những kết quả quan trọng trong cải cách hành chính 

Đánh giá về kết quả Chỉ số Par Index năm 2019 của tỉnh An Giang cho thấy: sự nỗ lực, quyết tâm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác CCHC, với những giải pháp, sáng kiến, mô hình hay, hiệu quả đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Cụ thể trong năm 2019, Chỉ số Par Index của tỉnh đạt 83.32% (tăng 2.55% so với năm 2018). Tuy nhiên, kết quả xếp hạng 11/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước thuộc nhóm B (giảm 03 hạng so với năm 2018); Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2019 của tỉnh đạt 89.81% (tăng 0.19%), xếp hạng 08/63 tỉnh, thành phố của cả nước, tăng 02 hạng so với năm 2018; Chỉ số PCI đạt 66,44 điểm (tăng 2,79 điểm), xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 7 bậc so với năm 2018 và thuộc nhóm điều hành “khá”; Chỉ số PAPI đạt 44,37 điểm, xếp hạng 21/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 4 bậc so với năm 2018; nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình cao, xếp hạng 5/13 tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tính riêng trong năm 2020, với sự quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC, các cấp, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả theo từng ngành, lĩnh vực và phạm vi quản lý nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, đưa phát triển kinh tế của tỉnh đạt mục tiêu đề ra; số hồ sơ giải quyết ba cấp đúng hạn đạt trên 98%. 

Năm 2020, việc thực hiện công tác cải cách TTHC thông qua cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại An Giang được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh được xây dựng tập trung tại tỉnh và đảm bảo kết nối liên thông tới 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn. Hệ thống đã hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tra cứu tình trạng hồ sơ theo hình thức trực tuyến hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các địa phương. Đặc biệt, việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia để giải quyết các TTHC đã được thực hiện thông qua môi trường mạng và dịch vụ bưu chính công ích, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và một số UBND cấp huyện đã triển khai hiệu quả công tác CCHC, trong đó trọng tâm là các TTHC được triển khai ở một số cơ quan, đơn vị như: 

- Ngành Y tế triển khai vận hành cây “Kios thông minh” phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Sản - Nhi An Giang; hỗ trợ, nâng cao hiệu quả chẩn đoán, khám, chữa bệnh, gia tăng tiện ích của dịch vụ y tế. Giải pháp, mô hình này đã được Bộ Nội vụ ghi nhận là sáng kiến trong CCHC của tỉnh An Giang năm 2019. Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện đơn giản hóa thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông. Thanh tra tỉnh áp dụng giải pháp tác nghiệp trong việc tập huấn và sử dụng phần mềm Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại của Thanh tra Chính phủ cho toàn thể công chức thanh tra để cập nhật thông tin tiếp công dân, xử lý đơn, thư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- UBND thành phố Long Xuyên thực hiện liên thông thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và cấp mã số thuế tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố. Thay vì phải đến 02 cơ quan là Bộ phận một cửa thành phố và Chi cục Thuế để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế, thì người dân chỉ cần đến Bộ phận một cửa thực hiện thủ tục này, qua đó rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên.

- UBND thành phố Châu Đốc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC tại nhà không thu phí thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Phí dịch vụ bưu điện do UBND thành phố chi trả, thanh toán cho Bưu điện. Thực hiện tiếp nhận, nhập thay hồ sơ TTHC cho người dân để thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Qua đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng cường sự công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

- Ở huyện Thoại Sơn: tại UBND xã An Bình thành lập Tổ hỗ trợ thực hiện TTHC và chuyển trả kết quả miễn phí đến tận nhà, theo mô hình “Ba tại chỗ” đối với thủ tục khai tử. Hỗ trợ gia đình có đám hiếu thực hiện thủ tục, ghi thông tin khai tử và thư chia buồn để chia sẻ với người dân. UBND xã Phú Thuận thực hiện chứng thực lưu động tại 04 ấp trên địa bàn xã, nâng cao hiệu quả CCHC, giúp giảm thời gian và chi phí đi lại cho người dân, nhất là người lớn tuổi, trả kết quả tại chỗ, không phải đi lại nhiều lần.

- UBND huyện Chợ Mới tăng cường công tác tuyên truyền địa chỉ tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Tổ kiểm tra công vụ huyện và Ban hỗ trợ doanh nghiệp huyện qua móc khóa tuyên truyền để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thuận tiện trong việc liên hệ với cơ quan chức năng để giải quyết TTHC hoặc giúp giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn. Những công việc tuy nhỏ, nhưng qua cách làm mới và sáng tạo này đã góp phần tạo nên thành công của công tác CCHC tại địa phương.

- UBND huyện Tịnh Biên triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các cuộc họp của HĐND, UBND huyện - phòng họp không giấy” lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh An Giang. Sử dụng phần mềm, cung cấp trang thiết bị công nghệ thông tin và tích hợp tài liệu liên quan đến nội dung họp để đại biểu nghiên cứu… đảm bảo tính hiệu quả, bảo mật và tiết kiệm chi phí hội họp.

- UBND thị xã Tân Châu có các mô hình, sáng kiến về giải quyết TTHC trực tuyến qua ứng dụng zalo và giải pháp tiếp nhận và trả kết quả sau 04 giờ làm việc đối với lĩnh vực “Đăng ký thành lập hộ kinh doanh”. 

Một số giải pháp tiếp tục triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính của tỉnh An Giang trong thời gian tới

Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả công tác CCHC, trọng tâm là cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI và Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) trong năm 2021 và những năm tiếp theo, tỉnh An Giang cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục triển khai quy chế liên kết về đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi góp phần giảm chi phí và thời gian đi lại của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp; tiếp tục triển khai quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, TTHC về đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giảm tối đa thời gian và chi phí giải quyết TTHC ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về việc thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, hoặc qua thiết bị chấp nhận thẻ theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; tiến hành khảo sát và công bố Chỉ số DDCI tỉnh An Giang theo quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt, tiến hành công bố năm 2021. 

Ba là, ban hành và triển khai thực hiện Đề án phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang giai đoạn 2020-2025; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần thuộc khung Đề án “An Giang điện tử”; xây dựng chuyên trang thông tin tập trung của tỉnh về công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư; đặc biệt là các cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, môi trường, cơ hội đầu tư, các thông tin cơ bản và chi tiết về các dự án mời gọi đầu tư của tỉnh để doanh nghiệp, nhà đầu tư truy cập, tìm hiểu; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư triển khai thuận lợi và hoạt động có hiệu quả.

Bốn là, ban hành và triển khai thực hiện Đề án phát triển doanh nghiệp CCHC để áp dụng, vận dụng có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị, địa phương; hướng đến nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2030./.

 

Trương Long Hồ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh An Giang

Tạp chí Tổ chức nhà nước số 8/2021

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Già hóa dân số và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng 03/05/2024
Quá trình già hóa dân số ở nhiều quốc gia và Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, dẫn đến nhiều thách thức về tình trạng suy giảm và thiếu hụt nguồn nhân lực nói chung, nhân lực trong khu vực công nói riêng. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách, giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay.

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Tiêu điểm

Cải cách hành chính nhà nước hướng tới sự hài lòng của người dân

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, gần 40 năm qua, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước. Nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ đổi mới (năm 1986) đến nay đều khẳng định cải cách hành chính nhà nước là chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.