Hà Nội, Ngày 02/05/2024

Tăng số lượng đại biểu chuyên trách cho HĐND thành phố

Ngày đăng: 30/09/2020   15:54
Mặc định Cỡ chữ
Bên cạnh bố trí nhân sự đảm trách các chức danh trong cơ quan dân cử cần nghiêng về năng lực và phẩm chất, nhiệt huyết, có vị trí cơ cấu trong Đảng phù hợp, đã có những địa phương thí điểm không tổ chức HĐND phường ở những nơi áp dụng mô hình Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND. Ở những nơi thí điểm, cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách cho HĐND thành phố; có quy định phân công đại biểu chuyên trách đứng điểm tại các địa phương không tổ chức HĐND.

Phát huy hiệu quả mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND, nhiều kinh nghiệm các địa phương thực hiện mô hình này đã chỉ ra là: Bộ phận tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo phải chuyên nghiệp, cấp phó cần phối hợp, hỗ trợ tốt nhất cho người đứng đầu. Ngoài ra, khi chọn người đảm đương vị trí hai trong một này để “tròn vai”, cần người điềm đạm, bình dị, gần dân; cương quyết trong thực hiện nhiệm vụ, có uy tín cao đối với cán bộ và nhân dân. Đương nhiên, người này cũng phải có đủ năng lực (chuyên môn và thực tiễn) để thực hiện nhiệm vụ.

Mô hình này nên duy trì ở những địa bàn thuần dân, đoàn kết. Tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân và phản biện của MTTQ Việt Nam, giám sát xã hội; có quy chế rõ để giám sát, xử lý những trường hợp lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán cũng như có chế độ phụ cấp tương xứng, khen thưởng kịp thời đối với những trường hợp làm tốt để biểu dương, đúc kết và nhân rộng.

Tạo điều kiện cho đại biểu HĐND tiếp cận đầy đủ thông tin để nâng cao tiếng nói của cơ quan dân cử trong mọi diễn đàn.

Quan tâm đặc biệt đến yếu tố nhân sự

Như vậy, về mặt giải pháp có đề cập đến việc giám sát của Nhân dân và phản biện của MTTQ Việt Nam. Điều này đồng nghĩa ngầm thừa nhận nên tiếp tục duy trì hoạt động của cơ quan dân cử tại những địa phương tổ chức mô hình này. Bởi giám sát của Nhân dân thể hiện qua 2 hình thức: Gián tiếp bởi cơ quan dân cử, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân và trực tiếp bởi các quyền công dân. Thực tiễn việc giám sát của nhân dân ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn nghiêng về thực hiện gián tiếp qua cơ quan đại diện. Vậy làm sao để phát huy vai trò của HĐND ở những nơi áp dụng mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND?

Trước hết, người được phân công giữ chức Bí thư kiêm Chủ tịch UBND cần rạch ròi trong thực thi nhiệm vụ, khi nào là vai Bí thư cấp uỷ và khi nào là vai Chủ tịch UBND, cần nắm chắc quy chế sinh hoạt Đảng cũng như vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐND và UBND theo luật định để thực hiện cho tròn vai. Tiếp đó, nhất thiết cần ban hành quy chế phối hợp giữa HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên. Trong đó, chỉ rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Cấp uỷ cũng có quy chế làm việc rõ, quy định thẩm quyền và phân công nhiệm vụ của mỗi bên, có như vậy quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sẽ rõ ràng, tạo thuận lợi cho Bí thư, Phó bí thư cấp uỷ và các thành viên khác.

Một vấn đề quan trọng nữa là bố trí nhân sự đảm trách các chức danh trong cơ quan dân cử. Cần nghiêng về năng lực và phẩm chất, nhiệt huyết, không nên bố trí những người sắp nghỉ hưu hay không bố trí được đâu nữa. Đồng thời, những người này nên có vị trí cơ cấu trong Đảng phù hợp. Cụ thể, Phó Chủ tịch HĐND nên cơ cấu Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp. Quá trình hoạt động, HĐND cần bám sát Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để thực hiện, đồng thời phát huy tiếng nói của đại biểu, tạo điều kiện để những đại biểu dám nói, dám làm, quyết liệt đeo bám vấn đề tiếp cận đầy đủ thông tin để nâng cao tiếng nói của cơ quan dân cử trong mọi diễn đàn.

Đối với các nội dung giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND cần duy trì phiên họp thường kỳ hàng tháng, đồng thời, phát huy vai trò của các Ban HĐND. Ở cấp xã, Thường trực HĐND cũng cần có cơ chế đánh giá, giám sát lại hoạt động của các Ban cũng như từng đại biểu HĐND để có sự chấn chỉnh kịp thời; đồng thời, công khai minh bạch cho cử tri biết để đánh giá. Đây cũng là cơ sở để cơ cấu cho nhiệm kỳ 2021 - 2026, không để những đại biểu không đủ tiêu chuẩn tiếp tục tái cử, vừa lãng phí thời gian, tiền bạc và mất cả niềm tin của cử tri, nhân dân.

Thí điểm nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND

Đã có những địa phương thí điểm không tổ chức HĐND phường ở những nơi áp dụng mô hình Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND. Nhiều người tán đồng và thực tiễn cho thấy cách làm này cũng đạt được hiệu quả cao. Mô hình này cũng phù hợp với chính quyền đô thị (ở các thành phố), bởi ở đó, có quy hoạch, dân cư đồng nhất không bị chi phối nhiều bởi các yếu tố cộng đồng, làng xã, dòng họ, cố kết. Theo đó, HĐND thành phố sẽ được tăng cường hơn.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng vẫn gặp phải một số khó khăn như: HĐND thành phố nhiều việc hơn song cơ cấu, số lượng đại biểu chưa được tăng lên để đáp ứng. Do đó, cần có quy định cụ thể về cơ cấu, số lượng đại biểu, nhất là tăng số lượng đại biểu chuyên trách cho HĐND thành phố. Đồng thời, có quy định phân công đại biểu chuyên trách đứng điểm tại các địa phương không tổ chức HĐND, có nơi làm việc cụ thể công khai để tiếp công dân, có lịch hàng tháng, hàng quý và thường xuyên liên hệ với cơ sở để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Ngoài tăng cường vai trò giám sát của HĐND trong thực thi mô hình này,  cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế giám sát của Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; thể chế hóa và phát huy vai trò phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường thực thi cơ chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân dân.

Bên cạnh đó, thí điểm và có thể nhân rộng việc thực hiện nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND. Có thể thực hiện tuyển chọn Bí thư cấp ủy như một số địa phương đã và đang thực hiện. Mặt khác, cần tăng cường giám sát của xã hội đối với hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Nhiệm kỳ qua, giám sát xã hội đã có những hiệu ứng tích cực, góp phần làm trong sạch bộ máy và củng cố niềm tin trong nhân dân./.

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.