Hà Nội, Ngày 01/05/2024

Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới tại Hải Dương

Ngày đăng: 23/10/2019   14:23
Mặc định Cỡ chữ
Triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Tỉnh ủy Hải Dương đã xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt; vì vậy từ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2010-2015) đến Đại hội XVI (nhiệm kỳ 2015-2020), bên cạnh công tác xây dựng Đảng là then chốt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo.
Một góc thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Công tác tuyên truyền đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM). Do đó, Tỉnh ủy Hải Dương đã xác định công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu, phải đi trước một bước và phải được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể. Theo đó, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hải Dương (Ban chỉ đạo) đã ban hành Kế hoạch số 1416/KH-BCĐ ngày 31/7/2014 thực hiện phong trào thi đua "Làm theo gương Bác thi đua đẩy mạnh xây dựng NTM". 
Triển khai các Kế hoạch này, cả hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức: cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo triển khai các nội dung và thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng NTM qua các hội nghị, các cuộc họp, các lớp tập huấn; Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên triển khai công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp cán bộ và nhân dân trong tỉnh nắm rõ nội dung, ý nghĩa và lợi ích của Chương trình để đồng lòng, chung sức thực hiện.

Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM"; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM" cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh tích cực chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện chương trình: đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM; góp công lao động, kinh phí, hiến đất, tháo dỡ các công trình phục vụ xây dựng NTM, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, sức khoẻ nhân dân, thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình; xây dựng môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở nông thôn; phát huy dân chủ, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Kết quả đến nay, toàn tỉnh có 100% số thôn, khu dân cư có nhà văn hóa; có 93,3% số làng, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa; có 88,6% số gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.

Ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,... đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời phát động đoàn viên, hội viên đẩy mạnh tuyên truyền qua những tấm gương, điển hình, qua các hình thức tuyên truyền “miệng”, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của xây dựng NTM đối với bản thân và cộng đồng, từ đó, thay đổi thái độ, hành vi và tích cực tham gia xây dựng NTM. Qua hình thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu được quyền lợi, trách nhiệm trong xây dựng NTM. Đồng thời, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc cơ sở và tổ chức thành viên thực hiện, lồng ghép nội dung tuyên truyền xây dựng NTM trong các hội nghị.

Ngoài ra, các địa phương đều xây dựng được kế hoạch tuyên truyền, vận động cụ thể; thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền, vận động. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đã phát huy tốt vai trò của mình. Với các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao, thông qua hệ thống truyền thanh, các hội nghị ở xã, thôn, trong sinh hoạt của các đoàn thể, sân khấu hóa hoạt động tuyên truyền,... có nhiều cách làm hay, hiệu quả như: Biên tập cuốn tài liệu về nội dung xây dựng NTM dùng cho sinh hoạt chi bộ và các đoàn thể; niêm yết bản đồ quy hoạch xây dựng NTM tại nhà văn hóa xã, thôn và khu trung tâm của xã; phát hành tờ rơi tuyên truyền, phát phiếu lấy ý kiến đến từng hộ dân; tổ chức lễ phát động "Toàn dân chung tay xây dựng NTM", ký giao ước thi đua giữa các thôn, gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo". Nhiều xã đã phát huy tốt vai trò tự quản của cộng đồng dân cư ở nông thôn: xóm tự quản, thôn tự quản, liên gia tự quản, tự quản trong từng dòng họ. Những việc khó, sự đồng thuận chưa cao, Đảng ủy phân công đảng ủy viên đến vận động trực tiếp đối với những hộ, những cá nhân chưa đồng thuận. Những địa phương đạt kết quả cao trong thực hiện Chương trình đều có sự đóng góp rất quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động, tạo nên một phong trào thi đua, không khí sôi nổi để cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đầy đủ, đoàn kết, đồng thuận cao và tham gia tích cực vào chương trình xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, các đơn vị cấp huyện đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết chuyên đề từng cơ quan, đơn vị, tuyên truyền lưu động, tổ chức các cuộc tọa đàm chuyên đề về xây dựng NTM, phát tờ rơi, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền về xây dựng NTM... Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện, xã với nhân dân tại các xã về xây dựng NTM; thông qua cuộc thi đã lựa chọn được rất nhiều bài thơ, bài hát, tiểu phẩm kịch, chèo có tác dụng tuyên truyền thiết thực cho thực hiện Chương trình. Trong giai đoạn 2011-2019, các ngành, đoàn thể từ tỉnh tới xã đã tổ chức được hàng nghìn lớp tập huấn cho hàng chục nghìn hội viên và nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Qua thực tiễn cho thấy, công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở, ngoài việc bám kế hoạch chung hàng năm của tỉnh, của huyện, của xã cần gắn với các tiêu chí cụ thể. Khi tuyên truyền, cần nói rõ người dân hiểu các công việc cụ thể, thiết thực gắn với đời sống, sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp, ngành cần thực hiện tốt hơn nữa đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đặc biệt là ở cấp xã, thôn về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để cán bộ, công chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân rõ ràng, hiệu quả. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng; kịp thời biểu dương, khen thưởng những gia đình, khu dân cư văn hóa tiêu biểu, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình thẳng thắn cá nhân, cơ quan, đơn vị yếu kém trong phong trào xây dựng NTM./.

Gia Hưng

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.