Hà Nội, Ngày 28/04/2024

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 27/12/2023   18:28
Mặc định Cỡ chữ

Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An tổ chức nhiều phong trào, hội thi ý nghĩa và thiết thực trong phong trào xây dựng NTM.

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Long An cho thấy, các cấp hội phụ nữ luôn đóng vai trò nòng cốt, triển khai xây dựng nhiều mô hình mới, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Điển hình là Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh chủ động tham mưu, phối hợp tổ chức đối thoại với UBND tỉnh về nội dung “Phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức hội trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đồng thời chỉ đạo Hội LHPN cấp huyện, cấp xã đảm bảo làm việc định kỳ 6 tháng/lần với UBND cùng cấp; tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh, tạo niềm tin trong Nhân dân. 

Để triển khai, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” và phong trào “Phụ nữ Long An tự tin, tự trọng, khát vọng vươn lên” ngày càng hiệu quả, phù hợp thực tiễn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Long An đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các cấp hội đổi mới phương thức hoạt động, linh hoạt trong triển khai ở từng địa phương, đơn vị trong tỉnh nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ, phát huy mạnh mẽ tinh thần nỗ lực vươn lên, khát vọng cống hiến tài năng, trí tuệ và công sức của phụ nữ, góp phần phát huy sức mạnh văn hóa, con người tỉnh Long An nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung trong xây dựng quê hương, đất nước giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh Long An đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức nhiều hoạt động, các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong ứng phó, giải quyết các vấn đề liên quan trong đời sống xã hội. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa, nội dung cuộc vận động xây dựng NTM; các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các tiêu chí NTM ở từng địa phương. Hàng năm, Hội LHPN cơ sở phối hợp với các ngành liên quan rà soát danh sách hộ nghèo, tiếp cận để hỗ trợ thông qua nhiều hình thức như: vốn hỗ trợ, vốn tín dụng, vốn xoay vòng… giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế. Qua hơn 10 năm, các cấp hội đã giúp đỡ 226 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Tính riêng giai đoạn 2016-2021, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng 292 công trình mang tên hội phụ nữ, thực hiện 11/19 tiêu chí NTM ở từng địa phương.

Đến nay, các cấp hội duy trì hiệu quả hoạt động ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội với 1.095 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ trên 2.095 tỷ đồng, đã giúp trên 1.100 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp với nhiều hình thức mang lại hiệu quả kinh tế, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ. Mặt khác, Hội LHPN các cấp thường xuyên quan tâm hỗ trợ vốn, kiến thức, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế gia đình. Hàng năm, 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ bằng nhiều hình thức, trong đó, giúp trên 5.600 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo.

Quyết định số 3474/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương tình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025 đã xác định mục tiêu, tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Trong đó, mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025, phấn đấu toàn tỉnh có 10 huyện/thị xã, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (chiếm 66,6% số huyện/thị xã, thành phố), trong đó có 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; phấn đấu toàn tỉnh có 142 xã đạt chuẩn NTM (lũy kế), chiếm 88,2% số xã toàn tỉnh; trong đó, có 57 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 35,4% số xã toàn tỉnh), 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 6,8% số xã toàn tỉnh); phấn đấu có ít nhất 60% số ấp thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí ấp NTM do UBND tỉnh ban hành. Các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế) đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu của cư dân nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để phong trào xây dựng NTM ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả và hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra, Hội LHPN các cấp tỉnh Long An cần tiếp tục đổi mới sáng tạo, có nhiều giải pháp phù hợp để triển khai phong phú, đa dạng các phong trào, cuộc vận động; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Qua đó, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tổ chức hội, động viên cán bộ, hội viên, phụ nữ và các cấp hội tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ, góp phần triển khai hiệu quả phong trào xây dựng NTM của tỉnh Long An và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và những nội dung, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 đã đề ra./.

Hương Liên

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.

Tỉnh An Giang xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đời sống của người dân

Ngày đăng 18/12/2023
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) được lãnh đạo tỉnh An Giang chỉ đạo thường xuyên, liên tục đối với các ngành, các cấp, các địa phương, từ đó kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Với quyết tâm chính trị cao, các địa phương trong tỉnh đã chủ động ban hành các nghị quyết, xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình thực hiện, đặc biệt là những nơi được chọn làm điểm để tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025.