Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Quản lý công mới: Xu hướng cải cách

Ngày đăng: 17/01/2018   14:41
Mặc định Cỡ chữ

Quản lý công mới ở mức độ nào đó đã làm cho cải cách quản trị ở các nước phát triển và đang phát triển hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn, hoặc đôi khi trở nên vô nghĩa khi áp dụng những biện pháp quản lý công mới mà không tính đến môi trường chính trị.

Quản lý công mới là gì?

Vào những năm cuối thế kỷ XX, cải cách hành chính trở thành một xu thế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Ở các nước dân chủ phương Tây, chủ đề cải cách hành chính thịnh hành trong những năm 1980 là “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn”. Vào thập niên 1990, tư tưởng làm động lực cho cải cách được thay đổi chút ít với khẩu hiệu “sáng tạo lại chính phủ”. Không chỉ đánh mạnh vào chế độ quan liêu, các nhà lãnh đạo theo “chủ nghĩa tự do mới” đã ủng hộ cải cách chính phủ theo hướng “công việc được thực hiện tốt hơn với chi phí thấp hơn”. Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã chào đón công cụ quản lý mới từ khu vực tư nhân nhằm làm cho chính phủ có trách nhiệm hơn với kết quả hoạt động. Ở một vài nước như Vương quốc Anh, New Zealand và Australia, cải cách mang tính cấp tiến như tư nhân hóa, thử nghiệm thị trường, hợp đồng bên ngoài (contracting - out) trên cơ sở lý thuyết “lựa chọn công cộng” và “bán thị trường” (quasi - market) đã được triển khai. Kết quả là tất cả những nỗ lực đó được bao hàm dưới cái tên Quản lý công mới (New Public Management).

 

Ở các nước đang phát triển, cải cách hành chính đã trở thành vấn đề lớn và thách thức của các nhà lãnh đạo chính trị. Các lực lượng dân chủ đã chỉ trích sự chuyên chế của “Nhà nước đang phát triển”. Thêm nữa, các tổ chức trợ giúp quốc tế yêu cầu những nước đang phát triển hiện đại hóa việc quản trị đất nước nhằm sử dụng hỗ trợ phát triển một cách hiệu quả. Điều thú vị là các biện pháp đưa ra để thực hiện “Quản trị tốt” (Good Governance) lại bao hàm các tư tưởng của quản lý công mới như “trách nhiệm” hoặc “phân quyền”. Những biện pháp này đã được Chính phủ thông qua và trở thành những cải cách rất khó thực hiện, thậm chí ở các nước phát triển. Có điều rõ ràng là quản lý công mới ở mức độ nào đó đã làm cho việc cải cách quản trị ở các nước phát triển và đang phát triển hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn, hoặc đôi khi trở nên vô nghĩa ở một số nước khi áp dụng những biện pháp quản lý công mới mà không tính đến môi trường chính trị. Đối với các nước châu Á - Thái Bình Dương, để quản lý công mới có thể thực hiện thành công hơn, các nước cần thúc đẩy trao đổi thông tin về quản lý công thông qua các kênh khác nhau.

Đa dạng cách tiếp cận

Quản lý công mới không phải xây dựng lý thuyết mới mà dường như là một “món ăn” có pha trộn nhiều ý tưởng về cải cách chính phủ. Có thể chia làm 2 dạng khác nhau.

Cách tiếp cận thứ nhất là mong muốn thay đổi cơ cấu chính phủ từ mô hình tập trung, quan liêu thứ bậc hành chính thành các cơ quan nhỏ, gọn, được phân quyền nhiều hơn và thân thiện với khách hàng. Các biện pháp cải cách bao gồm: Thử nghiệm thị trường, hợp đồng với bên ngoài, tách các cơ quan xây dựng với cơ quan thực thi chính sách, đánh giá các cơ quan thực thi chính sách từ phía khách hàng, người dân… Các biện pháp này dựa trên lý thuyết của “trường phái kinh tế cổ điển mới” (neo classical economic) và “thể chế kinh tế mới” (new institutional economics). Các lý thuyết gia cho rằng mọi người có thể hạn chế sự lãng phí của bộ máy chính phủ bằng cách để các cơ quan này tham gia cạnh tranh với khu vực tư nhân, hoặc gần như tham gia vào thị trường.

Cách tiếp cận thứ hai liên quan đến việc thay đổi tổ chức của khu vực công. Nó thử thách năng lực đối với lý thuyết hành chính công truyền thống theo mô hình Weber. Cách tiếp cận này xuất phát từ việc đổi mới quản lý doanh nghiệp từ những năm 1980. Rất nhiều cuốn sách bán chạy nhất đã tác động mạnh tới các nhà quản lý công. Họ mong muốn áp dụng thành công trong kinh doanh vào tổ chức của nhà nước. Hai tác phẩm nổi tiếng “Phá vỡ bộ máy quan liêu” của Barzelay (1992) và “Sáng tạo lại Chính phủ” của Osborne và Gaebler (1992) có ảnh hưởng lớn nhất tới các nhà quản lý hành chính ở trung ương cũng như địa phương tại Hoa Kỳ. Các biện pháp cải cách bao gồm quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management), chia tách tổ chức, chương trình đánh giá, trả lương theo thực thi, quản lý theo mục tiêu…

Không phải đũa thần

Quản lý công mới bao gồm rất nhiều phương pháp, từ cải cách cơ cấu tổ chức tới đổi mới hệ thống tài chính, ngân sách. Vì vậy, quản lý công mới trở thành một thuật ngữ hấp dẫn nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, quản lý công mới không phải “chiếc đũa thần kỳ” để có thể giúp mọi cuộc cải cách thành công. Quản lý công mới bao gồm rất nhiều giá trị khác nhau, thậm chí cả xung đột. Khi chúng ta nỗ lực để áp dụng các biện pháp cải cách của quản lý công mới, chúng ta nên phân biệt những gì mình có thể áp dụng và các giá trị của nó đối với chính phủ và ngược lại. Đúng hơn, nó sẽ trở lên hiệu quả khi phù hợp đối với mỗi môi trường chính trị. Trước khi thích ứng, chúng ta nên thiết lập hệ thống điều hành mới cho việc quản trị đất nước dựa trên các nguyên tắc công bằng, trách nhiệm, tin cậy và hiệu quả.

ThS. Lê Anh Tuấn

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Quản lý công mới ở mức độ nào đó đã làm cho cải cách quản trị ở các nước phát triển và đang phát triển hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn, hoặc đôi khi trở nên vô nghĩa khi áp dụng những biện pháp quản lý công mới mà không tính đến môi trường chính trị.

" />

Tin tức cùng chuyên mục

Giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương tốt - Solutions to renovate organization and operation of local governments in Viet Nam to meet the requirements of good local governance

Ngày đăng 16/04/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu được đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Các nguyên tắc của quản trị địa phương tốt có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau ở địa phương, đây vừa là các tiêu chuẩn thực hiện vừa là công cụ giám sát các chiến lược và chính sách của địa phương, đồng thời có thể được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương đổi mới hoạt động. Bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quản trị địa phương tốt trong bối cảnh hiện nay. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action. The Principle benefit organisations as standards of performance and as monitoring tools for local strategies and policies. Moreover, the principles can be used as a tool to advocate for improving standards of performance and to deliver good local governance. The article proposes some solutions to innovate the organization and operations of Vietnamese local governments to meet the requirements of good local governance in the current context.

Một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay - A number of issues about the organization and operation of local government in Viet Nam

Ngày đăng 17/01/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã quy định tại Hiến pháp năm 2013. Trong những năm qua, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn có những hạn chế. Bài viết đánh giá một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay. In the world, the organizational and operational models of local governments are very diverse, depending on many factors such as: nation's political, cultural, and social characteristics. In Vietnam, the organization and operation of local governments is currently stipulated in the 2013 Constitution. In recent years, the organization and operation models of local governments at all levels have had many changes. However, the current organizational and operational practices of local governments in our country still have limitations. This article evaluates some limitations in the organization and operations of local governments in our country today.

Quản trị tốt và nguyên tắc quản trị địa phương tốt - Good governance and  Principles of good governance at local level

Ngày đăng 10/01/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action.

Tiếng Anh dành cho người làm công tác tổ chức nhà nước

Ngày đăng 03/04/2023
Tạp chí Tổ chức nhà nước trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lãnh đạo: Đặc điểm, vai trò và phát triển - Leadership: Characteristics, roles and development

Ngày đăng 28/10/2022
Một trong những câu hỏi nghiên cứu quan trọng nhất trong lãnh đạo chiến lược là về cách thức mà nhà lãnh đạo có thể tạo ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của một tổ chức lớn. Nhà điều hành cao nhất có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả thực thi của tổ chức khi gặp khủng hoảng và khi chiến lược của tổ chức không còn phù hợp với môi trường hoạt động - One of the most important research questions in strategic leadership is how leaders can influence the overall effectiveness of large organizations. A chief executive has the most potential impact on the performance of the organization when there is a crisis and the strategy of the organization is no longer aligned with its environment.