Hà Nội, Ngày 27/04/2025

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ngày đăng: 03/04/2024   14:10
Mặc định Cỡ chữ

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 51/QĐ-BCĐCCHC ngày 27/4/2022 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã ký Quyết định số 48/QĐ-BCĐCCHC ngày 02/4/2024 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Nguyên tắc làm việc

Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.

Các thành viên Ban Chỉ đạo đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.

Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo; thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.

Trưởng ban Ban Chỉ đạo

Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất và các hội nghị của Ban Chỉ đạo.

Chỉ đạo tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính.

Trong trường hợp cần thiết, uỷ quyền cho Phó Trưởng Ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.

Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Các Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo

Phó Thủ tướng Chính phủ: Giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo; thay mặt Trưởng ban Ban Chỉ đạo chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi Trưởng Ban vắng mặt hoặc được Trưởng ban Ban Chỉ đạo uỷ quyền; chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo sự uỷ quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; thay mặt Trưởng ban Ban Chỉ đạo chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo uỷ quyền.

Tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính; đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của Chính phủ.

Thành lập các tiểu ban hoặc nhóm công tác giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo yêu cầu. 

Tham mưu, giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ và cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức.

Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo.

Ngoài các nhiệm vụ cụ thể nêu trên, các Phó Trưởng Ban còn có trách nhiệm giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo: 

Tham mưu cho Trưởng ban Ban Chỉ đạo để đề xuất Chính phủ các chủ trương, chính sách, sáng kiến và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và kiến nghị phương hướng, biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác cải cách hành chính.

Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban Ban Chỉ đạo.

Theo Quy chế, Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, thực hiện các nhiệm vụ:

Tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo phê duyệt. Là đầu mối duy trì liên hệ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Chuẩn bị nội dung và các điều kiện để tổ chức các cuộc họp, hội nghị và đoàn làm việc của Ban Chỉ đạo. Chuẩn bị các báo cáo, bài phát biểu và các tài liệu khác phục vụ các buổi làm việc của Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo.

Xây dựng và ban hành kế hoạch làm việc của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đoàn làm việc của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức về công tác cải cách hành chính./.

* Trước đó, ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 220/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo./.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030

Ngày đăng 11/04/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; rà soát, có giải pháp cụ thể, thiết thực tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025 và những năm tiếp theo.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang dần thay đổi nhận thức, tư duy, hành động theo hướng quan tâm vì lợi ích, vì sự hài lòng của người dân

Ngày đăng 06/04/2025
Sáng 06/4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến với các điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung triển khai nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 27/03/2025
Đó là một trong những nhiệm vụ cụ thể về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, được nêu trong Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Nội vụ năm 2025.

Bộ Nội vụ: Phấn đấu đạt tỷ lệ số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực

Ngày đăng 20/03/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng vừa ký Quyết định số 235/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2025 của Bộ Nội vụ. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/3/2025.

Thủ tướng: Không có giới hạn trong cắt giảm thủ tục hành chính

Ngày đăng 18/03/2025
Kết luận Phiên họp của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, phát triển công dân số toàn diện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) sang trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Tiêu điểm

Xây dựng Đề án chung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (dự kiến trình Chính phủ trước ngày 06/5/2025)

Ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ đã ký ban hành Công văn số 05/CV-BCĐ gửi Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.