Hà Nội, Ngày 30/04/2024

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng: 17/04/2024   13:55
Mặc định Cỡ chữ

Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Thông tin trên được Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cho biết tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, diễn ra ngày 17/4/2024.

Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng công bố kết quả  Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX năm 2023.

Báo cáo kết quả Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Phạm Minh Hùng cho biết:

Về kết quả SIPAS năm 2023: Người dân hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước ở mức 82,66%, tăng so với năm 2022 (80,08%). Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước ở 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 75,03% - 90,61%. 05 tỉnh, thành phố nhận được mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung cao nhất là: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Tĩnh và Hải Phòng; 05 tỉnh, thành phố thấp nhất là: Bắc Kạn, Bình Phước, Cao Bằng, Bắc Ninh và Quảng Nam.

Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2023.

Năm 2023, mức độ mong đợi của người dân đối với 10 nội dung cần cải thiện nằm trong khoảng từ 83,44% - 85,12%, trong đó 03 nội dung người dân mong đợi chính quyền cải thiện nhiều nhất là: Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân, với mức 85,12%; tiếp đến là nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, với mức 85,11 % và nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân, với mức 85,03%.

 

Về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, có 02 nhóm điểm:

Đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, bao gồm 14 đơn vị: Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đạt kết quả Chỉ số cải cách hành chính dưới 80%, 03 đơn vị là: Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương. 

Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2023 là 84.38%, tăng 0.33% so với năm 2022. 10/17 bộ có Chỉ số CCHC năm 2023 trên mức giá trị trung bình. Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 89.95%; Bộ Nội vụ đứng thứ 04 đạt 87.04%; Bộ Công Thương đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 đạt 78.03%, thấp hơn 11.92% so với đơn vị dẫn đầu là Bộ Tư pháp. Có 10/17 đơn vị có Chỉ số cải cách hành chính tăng cao hơn so với năm 2022, tăng cao nhất là Bộ Ngoại giao (+5.83%). Trong 07 bộ có kết quả Chỉ số cải cách hành chính giảm hơn so với năm 2022, giảm nhiều nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (-5.31%). Một số đơn vị khác có giá trị Chỉ số cải cách hành chính giảm dưới 1%, như: Bộ Tài chính (-0.58%); Bộ Xây dựng (-0.01%).

 

Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân theo 02 nhóm:

Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên,07 tỉnh, thành phố. 

Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%,56 tỉnh, thành phố.

Theo đánh giá, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính với kết quả đạt 92.18%; từ năm 2012 đến nay, Quảng Ninh có 6 lần đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính cả nước. Một số địa phương khác cũng đã thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính, như: thành phố Hà Nội, đạt 91.43%, xếp thứ 03/63; tỉnh Bắc Giang đạt 91.16%, xếp thứ 04/63 và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đạt 91.03%, xếp thứ 05/63.

Đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 là tỉnh An Giang, đạt 81.32%. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng có kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 khá thấp là tỉnh Sóc Trăng, đạt 81.70%, xếp thứ 62/63; tỉnh Bình Thuận, đạt 81.87%, xếp vị trí thứ 61/63.

Thông qua Chỉ số CCHC năm 2023 cho thấy, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều nỗ lực, đổi mới, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, biện pháp cụ thể, tháo gỡ nhiều khó khăn, rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả cải cách trên từng lĩnh vực, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Quang cảnh Hội nghị công bố Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mặc dù vậy, kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số cỉa cách hành chính năm 2023 cũng cho thấy một số tiêu chí, tiêu chí thành phần cho kết quả đánh giá còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra và có sự phân hóa rõ rệt giữa các bộ, địa phương trong việc triển khai các nội dung cải cách cụ thể. Qua đây cũng là dịp để các bộ, ngành, địa phương có điều kiện nghiên cứu, phân tích dữ liệu, từ đó, ban hành và triển khai các giải pháp, biện pháp khắc phục đối với từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong năm 2024 và những năm tiếp theo./.

Hoài Nga

Bình luận

Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

" />

Tin tức cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho Phú Quốc gắn với nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức

Ngày đăng 29/04/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho Phú Quốc gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. 

Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp

Ngày đăng 27/04/2024
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí chấm điểm, đánh giá công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề án “Đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước dựa trên kết quả”.

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày đăng 25/04/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công bố Nghị quyết thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Ngày đăng 25/04/2024
Sáng 25/4/2024, tại tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tham dự buổi Lễ.

Thủ tướng chỉ rõ "3 tăng cường", "5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Ngày đăng 24/04/2024
“Chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.