Hà Nội, Ngày 09/05/2024

WHO khuyến nghị duy trì cảnh giác với dịch COVID-19

Ngày đăng: 19/04/2023   16:11
Mặc định Cỡ chữ
Tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể diễn biến phức tạp hơn trước khi virus phát triển theo hướng mà giới chuyên môn có thể đoán định.
Ảnh minh họa: Mint

Đây là cảnh báo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm 18/4/2023.

Trong 28 ngày qua, WHO nhận được báo cáo về 3 triệu ca mắc mới và trên 23.000 trường hợp tử vong vì COVID-19.

Chuyên gia WHO cho biết, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 đang có xu hướng giảm, tuy nhiên con số này hiện vẫn ở còn ở mức cao. WHO khẳng định vẫn theo dõi sát tình hình dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh dịch bệnh này sẽ còn dai dẳng.

Theo báo cáo của WHO, trong một tháng qua, số người mắc COVID-19 tại Đông Nam Á đã tăng 481%. Mức gia tăng mạnh nhất thế giới này đã làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát diện rộng trong khu vực.

Đài Sputnik của Nga dẫn báo cáo tình hình dịch bệnh hàng tháng của WHO cho biết, số ca mắc mới trong 28 ngày (từ ngày 13/3 - 09/4) đã giảm xuống ở bốn trong số sáu khu vực được theo dõi gồm châu Phi, Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 lại tăng lên ở hai khu vực Đông Nam Á (481%) và Đông Địa Trung Hải (144%).

Tỷ lệ mắc tăng cao nhất được ghi nhận ở Nepal, tăng 1.198%, từ 49 ca lên 636 ca mới. Tiếp theo là mức tăng 937%, từ 6.374 ca lên 66.124 ca ở Ấn Độ và tăng 614% từ 21 ca lên 150 ca ở Maldives.

WHO cho biết, số trường hợp tử vong do COVID-19 cũng tăng 109% ở Đông Nam Á và 138% ở Đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu đang giảm xuống.

Đáng chú ý, xu hướng gia tăng này diễn ra trong bối cảnh biến thể phụ mới của Omircon là Arcturus đang chiếm ưu thế tại một số quốc gia và khiến WHO đặc biệt quan tâm. Biến thể phụ Arcturus lần đầu được phát hiện trong một mẫu xét nghiệm hồi tháng 1 và hiện đã được ghi nhận ở 29 quốc gia. Đến cuối tháng 2, chủng Arcturus chiếm 0,21% các trường hợp trên toàn thế giới. Một tháng sau, con số này đã tăng lên 3,96%.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng các ca mắc COVID-19 là dấu hiệu cho thấy, virus SARS-CoV-2 đang chuyển sang trạng thái đặc hữu. Thực tế rằng phần lớn ca bệnh có triệu chứng và mức độ bệnh khá nhẹ cho thấy, COVID-19 sẽ tiếp tục "sống chung" với con người trong tương lai gần, gây bệnh nhẹ theo mùa, giống như các loại virus corona khác ở người gây ra khoảng 30% ca bệnh cảm lạnh thông thường.

Đối mặt với diễn biến đáng chú ý trên, Chính phủ các nước Đông Nam Á đều cảnh giác đề phòng virus SARS-CoV-2 lan rộng./.

Theo: vtv.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Những đổi mới và phát triển trong chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba hiện nay

Ngày đăng 07/05/2024
Những năm gần đây, chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba đã có nhiều bổ sung, phát triển và đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng; xây dựng, lãnh đạo Đảng và đào tạo, nâng cao chất lượng đảng viên; cùng nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch mới về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại. Bài viết nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả trong đổi mới và phát triển chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba hiện nay.

Bài học về quy hoạch, lựa chọn cán bộ nhìn từ Trung Quốc

Ngày đăng 03/05/2024
“Từ ngày về hưu, tôi đọc và nghiên cứu Trung Quốc rất nhiều, nhất là công tác cán bộ để thấy vì sao họ phát triển. Quản lý đất nước 1,4 tỷ người đâu đơn giản. Học kinh nghiệm đấy chứ học đâu nữa” - ông Nguyễn Đức Hà chia sẻ với VietTimes.

Người Việt đầu tiên nhận visa nhân tài của Mỹ

Ngày đăng 28/04/2024
Doanh nhân Ngô Công Trường là người Việt Nam đầu tiên nhận visa nhân tài của Mỹ, và là 1 trong 4 vị quản lý trẻ tuổi nhất lịch sử Tập đoàn Kimberly Clark.

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Tiêu điểm

Cải cách hành chính nhà nước hướng tới sự hài lòng của người dân

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, gần 40 năm qua, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước. Nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ đổi mới (năm 1986) đến nay đều khẳng định cải cách hành chính nhà nước là chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.