Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Kỳ vọng từ phương châm cán bộ "có vào, có ra, có lên, có xuống"

Ngày đăng: 29/12/2022   14:38
Mặc định Cỡ chữ
Thẳng thắn nhìn nhận thời gian qua, có xu hướng cán bộ khi được sắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí trong bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị, dường như rất khó “ra”, rất khó “xuống".
Ảnh minh hoạ

Chống tham nhũng, tiêu cực "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai" luôn là nguyên tắc từ những lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta.

Cũng bằng quyết tâm chính trị rất cao, Đảng đang tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống” dành cho cán bộ quản lý cấp cao đang nhận được niềm tin, kỳ vọng rất lớn của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Vì sao nói phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống” nhận được nhiều kỳ vọng? Đó là bởi công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, là then chốt của then chốt. Nghĩa là việc thành công hay thất bại đều bởi cán bộ. Chính bởi vậy, quan điểm cán bộ “có vào, có ra, có lên, có xuống” đã được đề cập từ nhiều năm trước.

Tháng 11/2012, khi thảo luận việc ban hành Nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm, các đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến này. Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ cũng đưa ra định hướng: “Xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ; hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc "có lên, có xuống", "có vào, có ra" trở thành bình thường trong công tác cán bộ”…

Quan điểm, định hướng đặt ra là vậy. Tuy nhiên, như Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nêu rõ tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII rằng “cơ bản là chưa thực hiện được".

Thẳng thắn nhìn nhận thời gian qua, có xu hướng cán bộ khi được sắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí trong bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị, dường như rất khó “ra”, rất khó “xuống".

Việc bố trí các chức danh cho cán bộ hầu như đều theo hướng đi “lên” hay ít nhất là đi ngang chứ khó có việc cán bộ đi “xuống", trừ khi bị kỷ luật. Thậm chí đâu đó còn có những cán bộ, đảng viên dù vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nhưng vẫn hằng ngày thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý, bất chấp điều tiếng dư luận xã hội. Chỉ khi bị xử lý, những trường hợp này mới buộc phải “ra, xuống” khỏi vị trí.

Thực tế này đã phản ánh dường như tại một số nơi, một số chỗ, các yếu tố về chất lượng cán bộ như năng lực, phẩm chất và uy tín chưa được coi trọng, chưa đặt ngang tầm nhiệm vụ, nhất là cán bộ đó thuộc “lợi ích nhóm". Bởi vậy, dư luận nảy sinh tâm lý hoài nghi, thiếu tâm phục, khẩu phục, thiếu đồng tình cao. Thậm chí còn "râm ran" mặc định rằng có thế nào thì những cán bộ có khuyết điểm nghiêm trọng đó “rồi cũng sẽ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại".

Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ, kể cả cấp chiến lược, sau khi “được vào, được lên” lại có sai phạm nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật về mặt Đảng, thậm chí phải xử lý hình sự.

Điều đó có thể thấy từ báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới đây: kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, 14 vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, một nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 Bí thư Tỉnh uỷ, 5 nguyên Bí thư Tỉnh ủy và 17 tướng lĩnh; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kỷ luật 7 tổ chức đảng.

Trước thực tế đòi hỏi, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo số 20-TB/TW về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Tại Thông báo này, Bộ Chính trị nêu rõ: “Việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ".

Bộ Chính trị cũng hướng dẫn việc bố trí cán bộ bị miễn nhiệm, từ chức thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo các định hướng cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt, việc áp dụng không chỉ trong phạm vi cán bộ quản lý cấp cao mà còn áp dụng rộng rãi cho cán bộ tất cả các cấp, không chỉ ở các cơ quan đảng, đoàn thể mà còn ở các cơ quan hành chính.

Không khó để nhận thấy trong Thông báo số 20-TB/TW mà Bộ Chính trị đưa ra, ngoài việc tăng cường tính kỷ luật để bảo đảm sự nghiêm minh, còn là sự trông đợi và đòi hỏi của Đảng đối với bản thân mỗi cán bộ. Đó là phải có sự tích cực, năng động, cố gắng phấn đấu cao hơn nữa khi được quy hoạch, bổ nhiệm. Trong các cơ quan, đơn vị, mỗi người cũng sẽ có thêm cơ hội được thay thế cấp trên nếu bản thân mình thể hiện rõ sự phấn đấu và khi cấp trên không được bổ nhiệm lại hoặc bị “đưa xuống". Mặt khác, việc này cũng mở đường cho những cán bộ mắc sai lầm có cơ hội sửa chữa, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chung. Đó chính là tính nhân văn trong Thông báo số 20-TB/TW.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây đã khẳng định, cùng với xử lý nghiêm sai phạm, phải kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp theo phương châm: "Có vào, có ra, có lên, có xuống". Đó là việc bình thường.

Vừa qua, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương cho thôi chức đối với 3 Ủy viên Trung ương Đảng. 

Tinh thần ấy đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ và cho rằng, đây là một bước tiến mới quan trọng, hứa hẹn tạo nhiều thay đổi tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới đây. Những cán bộ lãnh đạo, quản lý rồi đây sẽ không còn chuyên quyền, cậy thế trên cương vị lãnh đạo, điều hành cơ quan, đơn vị. Và cũng đã đến lúc, việc "có lên, có xuống, có vào, có ra" phải trở thành một điều hết sức bình thường trong công tác cán bộ./.

Theo: tuyengiao.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.