Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Để người tài có động lực cống hiến

Ngày đăng: 03/12/2022   13:26
Mặc định Cỡ chữ
Tại buổi Tọa đàm “Thủ khoa xuất sắc đề xuất, hiến kế trong việc thu hút, sử dụng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao phục vụ xây dựng và phát triển Thủ đô” do UBND TP Hà Nội tổ chức mới đây, từ thực tiễn của bản thân, nhiều đại biểu từng là thủ khoa xuất sắc đang làm việc trong các cơ quan nhà nước đã tâm huyết bày tỏ: Lương và các chế độ đãi ngộ là rất quan trọng, nhưng môi trường làm việc mới là yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân người tài.
Thủ khoa nêu ý kiến tại tọa đàm

Hàng chục năm trước đây, khi nhiều địa phương bắt đầu thực hiện chủ trương “trải thảm đỏ” mời người tài thì vấn đề tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực đã được đặt ra như một điều kiện không thể thiếu. Thế nhưng, thực tế cho thấy, những năm qua, mặc dù các chế độ đãi ngộ ngày càng được nâng cao nhưng môi trường làm việc ở không ít cơ quan, đơn vị vẫn chậm được đổi mới, cải thiện. Bởi vậy, vấn đề này mặc dù đã được nói nhiều, bàn nhiều nhưng vẫn luôn là nội dung được đặc biệt quan tâm trong các diễn đàn, hội thảo về thu hút, trọng dụng nhân tài.

Chính vì môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp, thậm chí trì trệ, tiêu cực nên mặc dù nhiều địa phương chi hàng trăm triệu đồng hỗ trợ một lần, kèm theo các chế độ đãi ngộ khác như hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại... để mời cán bộ có trình độ cao, mời thủ khoa xuất sắc về công tác, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, không ít người đã xin nghỉ việc. Nhiều tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bằng tiền ngân sách, sau khi về làm việc một thời gian cũng đành phải nói lời chia tay, chấp nhận đền bù chi phí đào tạo...

Công bằng mà nói, những năm gần đây, môi trường làm việc tại các cơ quan nhà nước nhìn chung đã có sự thay đổi tích cực. Tuy vậy, so với đòi hỏi từ thực tiễn thì vẫn còn khoảng cách. Ở không ít nơi còn phổ biến tình trạng thiếu công khai, minh bạch, dân chủ hình thức; bố trí, sử dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ không dựa vào năng lực, phẩm chất, hiệu quả công việc mà chủ yếu vì mối quan hệ thân hữu, “con cháu các cụ” hoặc xin xỏ, chạy chọt; phương pháp làm việc cứng nhắc, máy móc, thiếu năng động, sáng tạo... Những bất cập này còn tồn tại thì dù lương có cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn đến mấy cũng khó có thể thu hút, giữ chân người tài làm việc lâu dài hoặc tuy chấp nhận làm việc nhưng nhân tài không có động lực để sáng tạo, cống hiến.

Để có được môi trường làm việc thực sự chuyên nghiệp, tích cực không phải là điều đơn giản, càng không thể nóng vội một sớm một chiều bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ những vấn đề có tính vĩ mô như cơ chế, chính sách, pháp luật đến từng cá nhân trong mỗi cơ quan, đơn vị, thể hiện ở trình độ, ý thức trách nhiệm, văn hóa ứng xử... Vì thế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ; xây dựng văn hóa công sở... Đặc biệt, một nội dung không thể thiếu là phát huy tính gương mẫu của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị. Nếu người đứng đầu thực sự trong sáng, “dĩ công vi thượng” thì nhất định môi trường làm việc sẽ trở nên tích cực, thân thiện hơn./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng

Ngày đăng 23/04/2024
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác nhân sự, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước.

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.