Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Quản lý viên chức theo đúng tinh thần của Luật

Ngày đăng: 29/08/2022   15:22
Mặc định Cỡ chữ
Luật Viên chức năm 2010 có bước chuyển quan trọng là chuyển quản lý từ ngạch sang chức danh nghề nghiệp, nhưng tại nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn có dáng dấp quản lý như công chức, phân viên chức theo hạng nghề nghiệp. Do vậy, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, các bộ ngành cần chủ động rà soát quy định về chức danh nghề nghiệp và hạng chức danh nghề nghiệp, sớm sửa đổi các văn bản liên quan để thực hiện đúng tinh thần của Luật.
Ảnh minh hoa. Nguồn: ITN

Văn bản hướng dẫn chậm được sửa đổi

Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ về việc quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành đã quy định cơ bản đầy đủ về mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở các quy định này, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, xây dựng vị trí việc làm, số lượng, cơ cấu viên chức, cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các văn bản quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định.

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, bảo đảm xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh đáp ứng yêu cầu thực tiễn, làm cơ sở để cơ quan quản lý, các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức đúng quy định của pháp luật. Rà soát tổng thể các quy định về chức danh nghề nghiệp và hạng chức danh nghề nghiệp; trước mắt chỉnh lý các quy định về thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bảo đảm đơn giản, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ; cắt giảm các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

                                                        Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long

Việc ban hành các văn bản quy định về mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là căn cứ quan trọng để chuẩn hóa đội ngũ viên chức, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập, là cơ sở để thực hiện công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, cơ bản đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới.

Tuy nhiên, tại Báo cáo của Bộ Nội vụ và qua khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận thấy, một số Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dẫn đến các địa phương sau khi tuyển dụng không thể xếp vào chức danh nghề nghiệp tương ứng, như: vị trí kỹ sư Nông học, kỹ sư Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), kỹ sư Xây dựng (Bộ Xây dựng), kỹ sư Công nghệ thông tin, kỹ sư Lập trình, kỹ sư Phần mềm (Bộ Thông tin và Truyền thông).

 Về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, một số chức danh nghề nghiệp yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng, song nhiều nội dung của chương trình bồi dưỡng còn trùng lắp với chương trình đào tạo. Cá biệt, một số lĩnh vực sự nghiệp, Bộ quản lý chuyên ngành hầu như chưa mở các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dẫn đến tình trạng viên chức không đủ điều kiện để tham dự kỳ thi thăng hạng, ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức. Mặt khác, theo quy định của Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP thì với mỗi tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ có 1 chứng chỉ bồi dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay một số Bộ vẫn chưa sửa đổi quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp để bảo đảm phù hợp với quy định mới của Nghị định, vẫn quy định mỗi hạng chức danh nghề nghiệp đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng tương ứng.

Qua khảo sát, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý, đối với chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, trường tiểu học công lập, trường trung học cơ sở công lập và trung học phổ thông công lập phát sinh một số vướng mắc trong thực hiện. Ví dụ như, tiêu chuẩn của một số chức danh nghề nghiệp viên chức còn quá cao so với thực tế (như tiêu chuẩn giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ trở lên) hoặc chưa thực sự phù hợp (như việc phân chia tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo hạng tại các Thông tư).

Phân hạng ngạch viên chức chủ yếu giúp xác định lương

Bên cạnh những vấn đề được báo cáo của các cơ quan chức năng đưa ra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh, Luật Viên chức năm 2010 có bước chuyển quan trọng là chuyển quản lý từ ngạch sang chức danh nghề nghiệp. Song, từ nghị định đến thông tư vẫn có dáng dấp quản lý như công chức, trong đó giáo viên tiểu học cũng được phân hạng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nêu rõ, tại giải thích từ ngữ ở Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ vẫn quy định hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, tương tự như giải thích về ngạch của công chức.

Qua khảo sát các địa phương, một số thành viên Ủy ban Pháp luật đã nhận được nhiều ý kiến cho rằng “đưa ra các hạng, ngạch viên chức chủ yếu để xác định lương, không có tác dụng nhiều trong quản lý, sử dụng viên chức”. Trong khi đó, quy định này gây khó khăn cho cơ sở khi không đáp ứng được tiêu chuẩn. Thực tế này đòi hỏi Bộ Nội vụ và các Bộ liên quan có văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện để thu hút, tuyển dụng được các viên chức có chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp, cũng như tránh tùy nghi trong áp dụng.

Đối với lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đội ngũ nhà giáo là nguồn lực quan trọng nhất của ngành để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nên "việc gì có thể nâng cao điều kiện công tác, chất lượng giáo dục thì Bộ đều không quản ngại thực hiện". Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tích cực xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện mới, tiếp tục quan tâm xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cho các địa phương, đơn vị sự nghiệp.

Về việc phân hạng giáo viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc phân hạng giáo viên được quy định tại nghị định, thông tư liên quan “về mặt câu chữ có thể gây một số hiểu nhầm”, nhưng đã bám sát những đòi hỏi thực tế trong sử dụng, quản lý giáo viên. Khảo sát trên 500.000 ý kiến của giáo viên thuộc các nhóm, vùng miền khác nhau về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thì đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, ngay trong quá trình khảo sát của Thường trực Ủy ban Pháp luật, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các địa phương, ngày 07/6/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1496/QĐ-BGDĐT về việc dừng tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo các chương trình bồi dưỡng ban hành theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng có Quyết định số 423/QĐ-BNV ngày 02/6/2022 Ban hành chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

Đánh giá cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm và khẩn trương của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm ban hành văn bản tháo gỡ vướng mắc trong bổ nhiệm cán bộ quản lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, các Bộ ngành quản lý viên chức chuyên ngành phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi các văn bản hiện hành nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực hiện quy định pháp luật về quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý./.

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.