Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Kiến nghị hoàn... kiến nghị

Ngày đăng: 30/06/2022   09:28
Mặc định Cỡ chữ
Thời gian trả lời quá dài, thậm chí là không trả lời; nội dung trả lời chưa phù hợp với quy định của pháp luật; giữa các cơ quan nhà nước trả lời không thống nhất về một nội dung… là những vấn đề nổi lên xung quanh việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Nguồn: ITN

Vẫn còn lỗi nhịp

Liên quan đến việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp đã có nhiều văn bản quy phạm quy định. Trong đó, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đã quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính đã quy định rất rõ. Các văn bản này đã xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị.

Thực hiện các quy định này, việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai với nhiều hình thức khá đa dạng từ thành lập tổ công tác đến việc lập nhóm giải quyết kiến nghị trên các nền tảng công nghệ. Đơn cử, tỉnh Bắc Ninh thành lập “Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ doanh nghiệp (Tổ phản ứng nhanh 3 nhất) trên ứng dụng Zalo; tỉnh Ninh Thuận xây dựng Chuyên mục “Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp” trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Sở và thông qua ứng dụng Zalo; tỉnh Lâm Đồng thành lập Tổ công tác giải quyết kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh… Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố còn cung cấp Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022, 0236 881888 (TP Đà Nẵng…) tiếp nhận xử lý kiến nghị của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ khảo sát của đại diện Hiệp hội doanh nghiệp, cũng như phản ánh doanh nghiệp cho thấy việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp vẫn còn bị lỗi nhịp. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gần đây cũng cho thấy, VCCI đã được đề nghị góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của 07 Bộ, thời hạn yêu cầu có ý kiến khá ngắn (khoảng 2 - 3 ngày); không có Bộ nào đề xuất phối hợp cùng VCCI tổ chức hội thảo/tọa đàm lấy ý kiến doanh nghiệp... Trong quý III/2021, VCCI đã tập hợp 74 kiến nghị mới của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Trong đó các bộ, ngành, địa phương đã trả lời, giải quyết 21 kiến nghị, đạt tỷ lệ 28,4%, chưa giải quyết là 53 kiến nghị (chiếm tỷ lệ 71,6%)…

Công nghệ đi liền với thái độ công vụ

Khảo sát Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC (APCI) năm 2021 cho thấy, Cổng Dịch vụ công Quốc gia hay trang thông tin điện tử (website) của Chính phủ là nơi được doanh nghiệp gửi nhiều phản ánh kiến nghị về vướng mắc liên quan đến việc xử lý TTHC, điều kiện kinh doanh.

Từ thực tiễn tiếp nhận và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, để thúc đẩy cải cách TTHC và giảm chi phí tuân thủ việc giải quyết các kiến nghị, ý kiến phản ánh về những vướng mắc đối với TTHC cần được nâng cao chất lượng về nội dung, thái độ và công nghệ (tạo ứng dụng hoặc cửa sổ gửi phản ánh kiến nghị, khiếu nại trên các nền tảng kết nối trực tuyến, như trang thông tin điện tử (website), cổng thông tin trên mạng xã hội, hoặc các địa chỉ nhận thông tin qua điện thoại, tin nhắn trên mạng internet (OTT) như Zalo, Messenger...). Đồng thời cần đổi mới công tác giải quyết các kiến nghị, ý kiến phản ánh về những vướng mắc đối với TTHC, điều kiện kinh doanh để người thực hiện TTHC có thể tìm hiểu được phương án thực hiện TTHC hoặc phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Kinh nghiệm tốt từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia cho thấy, các kiến nghị, ý kiến phản ánh vướng mắc được giải quyết tốt thì tạo được niềm tin cho người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt là công tác xử lý TTHC và tháo gỡ được các vướng mắc trong quá trình giải quyết TTHC và thực thi các quy định pháp luật. Việc xử lý tốt các kiến nghị, ý kiến phản ánh cũng sẽ góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong quá trình giải quyết TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Muốn làm được điều này, việc đổi mới công tác giải quyết kiến nghị, ý kiến phản ánh cần được thực hiện song song với việc chú trọng và chỉ đạo đẩy mạnh việc nâng cao trình độ, năng lực và thái độ làm việc của cán bộ trực tiếp thực hiện TTHC./.

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng

Ngày đăng 23/04/2024
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác nhân sự, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước.

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.