Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Có nghề nghiệp nào mà mỗi năm đánh giá chuẩn một lần như giáo viên?

Ngày đăng: 08/06/2021   08:35
Mặc định Cỡ chữ
Hiện nay, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện theo chu kỳ mỗi năm một lần.

Hiện nay, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Quy định này áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện theo chu kỳ mỗi năm một lần.

Việc đánh giá mỗi năm một lần rất hình thức

Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mỗi năm một lần rất hình thức, lãng phí hầu như chỉ làm cho giáo viên thêm áp lực không có tác dụng đánh giá phân loại giáo viên (đã thể hiện trong việc đánh giá phân loại giáo viên hàng năm).

Mà đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên ngay từ tên gọi là đánh giá chuẩn nghề nghiệp thì giáo viên đã được đào tạo bài bản từ trường sư phạm, được hợp đồng, được đánh giá hàng năm nên người viết cho rằng chỉ cần phân ra 2 trường hợp là giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục là hợp lý, không cần phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp rất hình thức như hiện nay.

Không hình thức sao được, khi rất khó tìm kiếm một nghề nào mà mỗi năm đánh giá chuẩn nghề nghiệp một lần, không thể có việc có người có năm đạt chuẩn sang năm sau không đạt chuẩn hay chỉ vì thiếu thành tích mà một người đạt chuẩn, không đạt chuẩn, rất phi lý.

Hiện nay đánh giá gọi là chuẩn nghề nghiệp nhưng giáo viên mỗi năm học phải đánh giá đến 15 tiêu chí:

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo;

Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo;

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân;

Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh;

Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường;

Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;

Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;

Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh;

Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc;

Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục;

Các tiêu chí được xếp loại Đạt, Khá, Tốt và chưa đạt

Theo đó để được đánh giá loại tốt thì ít nhất có 2/3 tiêu chí loại tốt (ít nhất 10 tiêu chí) trong đó tất các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 (tiêu chí 3, 4, 5, 6, 7) phải xếp loại tốt và không có tiêu chí nào xếp loại đạt.

Mỗi tiêu chí đánh giá từ mức đạt trở lên bắt buộc phải có minh chứng.

Các bước đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay

Thật ra với các tiêu chuẩn này thì hầu như đa số giáo viên chỉ đạt loại Khá, nhưng mỗi năm phải thực hiện đánh giá một lần, rất tốn thời gian, công sức vì quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp cũng vô cùng tốn thời gian, gia tăng áp lực hồ sơ lên giáo viên.

Việc đánh giá chuẩn phải thực hiện theo nhiều vòng với các bước sau:

Bước 1: Tổ chức một cuộc họp lãnh đạo để hướng dẫn quán triệt tinh thần đánh giá.

Bước 2: Họp tổ chuyên môn để triển khai và phát cho mỗi giáo viên tự đánh giá chuẩn của mình, theo các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí phải có đầy đủ các minh chứng (việc này vô cùng tốn thời gian vì 15 tiêu chí phải kèm rất nhiều minh chứng như bảng đánh giá, phân loại giáo viên, kế hoạch bài dạy, phân phối chương trình, kế hoạch cá nhân, sổ họp tổ, sổ họp phụ huynh, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,…), ít nhất loại đạt phải có 15 minh chứng, loại khá, tốt phải có nhiều hơn.

Bước 3: Giáo viên đánh giá đồng nghiệp, tức là trong tổ có 6 người thì giáo viên phải đánh giá 5 người còn lại, việc này cũng vô cùng hình thức.

Bước 4: Tổ trưởng chuyên môn đánh giá cả tổ.

Bước 5: Hiệu trưởng đánh giá từng thành viên.

Bước 6: Từng giáo viên tiếp tục tự đánh giá trên phần mềm temis.taphuan.csdl.edu.vn, với các bước y như bước 1 nhưng phải tải các minh chứng lên phần mềm.

Rồi tổ trưởng tiếp tục vào phần mềm trên đánh giá, hiệu trưởng đánh giá, rất tốn thời gian, lãng phí.

Mà quan trọng là việc đánh giá xong, rồi không ai quan tâm tới, cuối năm lại tiếp tục đánh giá y như năm học trước.

Do đó, thiết nghĩ việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên chỉ cần đánh giá khi giáo viên nhận công tác là đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn hoặc đánh giá lại khi giáo viên có thay đổi trình độ, vị trí công việc,… không nhất thiết phải đánh giá mỗi năm một lần như hiện nay.

Bên cạnh đó, hiện nay giáo viên được chia làm các hạng từ hạng I đến hạng IV nhưng khi đánh giá chuẩn thì như nhau cũng là một bất cập.

Giảm bớt thủ tục hành chính, giảm hồ sơ, áp lực không đáng có cũng là một trong những giải pháp để giáo viên yên tâm công tác, tiến tới tập trung thực hiện kế hoạch “học thật, thi thật, nhân tài thật” như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

Theo: giaoduc.net.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.