Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Phú Yên: Thêm 03 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày đăng: 24/09/2020   15:45
Mặc định Cỡ chữ
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các quyết định công nhận 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 gồm: xã An Ninh Tây (huyện Tuy An); xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) và xã Xuân Quang 2 (huyện Đồng Xuân).
Đường bê tông hóa tại xã An Ninh Tây (huyện Tuy An)

Theo kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới đợt 1 năm 2020, 03 xã này đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và các xã không còn nợ đọng trong xây dựng cơ bản Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân tại các địa phương về kết quả thực hiện nông thôn mới đạt từ 80%-100% sự hài lòng.

Xã An Ninh Tây là địa phương không phải làm xã điểm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy An, nhưng là một trong những xã dẫn đầu trong thực hiện chương trình này, nhờ có nhiều cách làm hay, hiệu quả. Một trong những cách làm hay của xã đó là việc thành lập các tổ phát triển nông thôn mới do cán bộ, đảng viên có uy tín đứng đầu để vận động người dân tham gia. UBND xã tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, tạo sự đồng thuận trước khi triển khai các chương trình hành động, nhất là về kinh phí người dân đóng góp. Từ nguồn xã hội hóa, đến nay, xã An Ninh Tây đã vận động được trên 300 triệu đồng từ các tổ chức và cá nhân để phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) trong quá trình xây dựng nông thôn mới, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; ổn định xã hội và đảm bảo giữ vững an ninh trật tự. Bên cạnh đó, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi đồng thời nâng cao nhận thức người nuôi trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi, hạn chế một phần ô nhiễm hữu cơ do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên triển khai một số mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn tổng hợp dạng viên), trong đó có mô hình nuôi cá mú (cá song) thương phẩm – chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, quy mô 3.400 m2, số lượng con giống thả là 3.400 con, triển khai tại xã Xuân Thịnh – thị xã Sông Cầu.

Xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước hoàn thành các tiêu chí, để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020. Để người dân hiểu và đồng thuận, chung tay cùng với chính quyền địa phương thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt phương châm ”công khai – minh bạch – dân chủ”. Người dân tham gia vào tất cả quá trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, UBND xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân đã công khai và niêm yết rộng rãi các bản vẽ Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tại trụ sở UBND xã và nhà văn hoá các thôn để dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra. Bên cạnh hệ thống đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, thì chính quyền địa phương còn huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư xây dựng thêm 3 trạm bơm tưới mới để có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn xã, ứng phó với thời tiết ngày càng khô hạn như hiện nay./.

Gia Hưng

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.