Hà Nội, Ngày 08/05/2024

Quyết định hành chính

Ngày đăng: 16/10/2016   14:09
Mặc định Cỡ chữ

Thuật ngữ “quyết định” bắt nguồn từ tiếng latinh là “actus”, có nghĩa là hành động, hành vi; theo tiếng Anh, quyết định là “decisions” tức là kết quả của quá trình thể hiện ý chí. Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, "quyết định" là một từ thông dụng chỉ hành vi được thực hiện bởi nhà chức trách, tạo ra các hệ quả pháp lý với người thứ ba bằng một văn bản có tính pháp quy hoặc cá biệt.

Xét trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quyết định hành chính là hành vi thể hiện ý chí, quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, của công chức nhà nước được trao thẩm quyền hoặc được nhà nước ủy quyền làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
 
Ở góc độ này “quyết định hành chính” về cơ bản có cùng nội hàm với khái niệm “quyết định quản lý hành chính nhà nước”, “quyết định hành chính nhà nước”, “quyết định quản lý nhà nước”, thường được sử dụng chung thay thế cho nhau.
 
Một quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành đúng thể hiện trong bản thân quyết định đó 4 vấn đề đặc trưng:
 
- Đây là kết quả thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
 
- Là văn bản dưới luật, áp dụng, chấp hành pháp luật tức phải hợp hiến, hợp pháp; được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, hình thức, thủ tục do pháp luật quy định.
 
- Có tính chất pháp lý, tác động vào đời sống xã hội, "làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, nghĩa vụ, lợi ích của một hoặc một số đối tượng xác định hoặc nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích công cộng, được Nhà nước bảo đảm thực hiện"[1].
 
- Thể hiện quyền hành pháp.
 
Tuy nhiên, xét ở một phương diện khác, trong các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân cũng có hoạt động hành chính và có các quyết định như quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, quyết định phân bổ, quyết toán kinh phí, chi phí hoạt động v.v. của cơ quan tổ chức. Do vậy, cần nhìn nhận rộng ra là ban hành quyết định hành chính không phải chỉ có ở các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước mà còn ở các cơ quan có thẩm quyền quản lý trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Mở rộng hơn nữa là quyết định có tính chất hành chính ở các cơ quan, tổ chức.
 
Như vậy, quyết định hành chính có thể coi là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, có thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế các các quy phạm hành chính trong phạm vi quản lý cụ thể.  
 
ThS. Trương Thế Nguyễn – Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
 
---------------------------------
[1]. Xem thêm: Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính (Dự thảo lần thứ 2).
 

Bình luận

" />

Tin tức cùng chuyên mục

Giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương tốt - Solutions to renovate organization and operation of local governments in Viet Nam to meet the requirements of good local governance

Ngày đăng 16/04/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu được đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Các nguyên tắc của quản trị địa phương tốt có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau ở địa phương, đây vừa là các tiêu chuẩn thực hiện vừa là công cụ giám sát các chiến lược và chính sách của địa phương, đồng thời có thể được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương đổi mới hoạt động. Bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quản trị địa phương tốt trong bối cảnh hiện nay. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action. The Principle benefit organisations as standards of performance and as monitoring tools for local strategies and policies. Moreover, the principles can be used as a tool to advocate for improving standards of performance and to deliver good local governance. The article proposes some solutions to innovate the organization and operations of Vietnamese local governments to meet the requirements of good local governance in the current context.

Một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay - A number of issues about the organization and operation of local government in Viet Nam

Ngày đăng 17/01/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã quy định tại Hiến pháp năm 2013. Trong những năm qua, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn có những hạn chế. Bài viết đánh giá một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay. In the world, the organizational and operational models of local governments are very diverse, depending on many factors such as: nation's political, cultural, and social characteristics. In Vietnam, the organization and operation of local governments is currently stipulated in the 2013 Constitution. In recent years, the organization and operation models of local governments at all levels have had many changes. However, the current organizational and operational practices of local governments in our country still have limitations. This article evaluates some limitations in the organization and operations of local governments in our country today.

Quản trị tốt và nguyên tắc quản trị địa phương tốt - Good governance and  Principles of good governance at local level

Ngày đăng 10/01/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action.

Tiếng Anh dành cho người làm công tác tổ chức nhà nước

Ngày đăng 03/04/2023
Tạp chí Tổ chức nhà nước trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lãnh đạo: Đặc điểm, vai trò và phát triển - Leadership: Characteristics, roles and development

Ngày đăng 28/10/2022
Một trong những câu hỏi nghiên cứu quan trọng nhất trong lãnh đạo chiến lược là về cách thức mà nhà lãnh đạo có thể tạo ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của một tổ chức lớn. Nhà điều hành cao nhất có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả thực thi của tổ chức khi gặp khủng hoảng và khi chiến lược của tổ chức không còn phù hợp với môi trường hoạt động - One of the most important research questions in strategic leadership is how leaders can influence the overall effectiveness of large organizations. A chief executive has the most potential impact on the performance of the organization when there is a crisis and the strategy of the organization is no longer aligned with its environment.

Tiêu điểm

Cải cách hành chính nhà nước hướng tới sự hài lòng của người dân

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, gần 40 năm qua, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước. Nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ đổi mới (năm 1986) đến nay đều khẳng định cải cách hành chính nhà nước là chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.