Hà Nội, Ngày 16/03/2025

Châu Á chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài

Ngày đăng: 30/01/2024   15:15
Mặc định Cỡ chữ

Các nước châu Á đang tăng tốc trong cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn được đưa ra, như thu nhập cao, mức thuế hấp dẫn, thủ tục nhập cư đơn giản.

Người lao động tại Singapore.

Trải thảm đỏ

Được mệnh danh là thỏi nam châm thu hút nhân tài, Chính phủ Singapore triển khai loại thị thực Thẻ thông hành dành cho người nước ngoài có chuyên môn (ONE Pass). Thông qua ONE Pass, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định mong muốn đánh thức tài năng hàng đầu ở khắp mọi nơi, khiến họ chú ý và suy nghĩ nghiêm túc về việc đến Singapore.

Theo đó, loại thị thực này được cấp cho những người có thu nhập ít nhất 33.000 SGD/tháng (22.380 USD). Những người có thị thực được ở lại Singapore ít nhất 5 năm và làm việc tại nhiều tổ chức. ONE Pass tương đối giống với chương trình Thẻ lao động mà Chính phủ Singapore đã ban hành trước đó, cho phép các công ty trong nước được tuyển dụng chuyên gia và công nhân lành nghề nước ngoài, với mức lương đủ tiêu chuẩn tối thiểu. Tuy nhiên, ONE Pass có hiệu lực trong 5 năm, dài hơn so với Thẻ lao động.

Trong khi đó, tại Thái Lan, Chính phủ đã triển khai thị thực Cư trú dài hạn từ tháng 9/2022 cho phép các chuyên gia toàn cầu ở lại nước này trong 10 năm. Với thị thực Cư trú dài hạn, Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ thu hút 1 triệu công dân nước ngoài có kỹ năng trong các lĩnh vực hàng đầu như xe điện, công nghệ sinh học và quốc phòng. Từ tháng 1/2023, Thái Lan còn cho phép miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 13 năm đối với các khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp tiên tiến, chẳng hạn như công nghệ sinh học và công nghệ nano. Hiện tại, thời gian miễn thuế doanh nghiệp là 8 năm đối với các ngành được ưu đãi nhất. Còn Malaysia có chương trình Thị thực đặc biệt. Đơn đăng ký chương trình được triển khai vào năm ngoái, cho phép những người có thể đầu tư 1 triệu Ringgit (212.766 USD) và có thu nhập mỗi năm từ nước ngoài khoảng 100.000 USD có thể ở lại, làm việc tại Malaysia trong tối đa 20 năm.

Chiến lược quan trọng

Tờ South China Morning Post cho biết, Trung Quốc đang đứng sau Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore về khả năng cạnh tranh toàn cầu về mặt nhân tài. Nước này còn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế lớn khác trong việc giữ chân các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, việc tăng tốc trong cuộc chạy đua thu hút nhân tài nước ngoài trong các lĩnh vực trọng điểm như khoa học, công nghệ trở thành chiến lược quan trọng và lâu dài. Các nhà khoa học gốc Hoa nổi tiếng trên thế giới được mời về định cư; các nhà khoa học hàng đầu thế giới hàng năm được mời tới Trung Quốc để giảng dạy hoặc thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học. Thành phố Thượng Hải còn triển khai một số biện pháp, bao gồm thủ tục thông quan nhanh đối với thiết bị nghiên cứu, nhằm giúp các nhân tài cao cấp nhanh chóng ổn định, an cư lạc nghiệp.

Hàn Quốc cũng đang tăng cường nỗ lực thu hút nhiều công dân nước ngoài có trình độ học vấn cao, trong đó có việc thay đổi hệ thống thị thực đối với những người nước ngoài đã hoàn thành chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước này. Tính đến năm 2023, khoảng 8.000 nhân tài ở nước ngoài đã đăng ký tên trong cơ sở dữ liệu nhân tài quốc tế tại Hàn Quốc, tăng khoảng 2.000 người (30%) so với năm trước. Tuy nhiên, theo báo cáo “Triển vọng và chiến lược thu hút nhân tài trí tuệ nhân tạo Hàn - Mỹ - Trung” của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI), số lượng nhân tài trong lĩnh vực AI của Hàn Quốc chỉ đứng thứ 22 trên toàn thế giới. Hàn Quốc đặt nền tảng cho chế độ tuyển dụng nhân tài không phân biệt quốc tịch vào các vị trí công bằng cách bãi bỏ giới hạn lương hàng năm đối với các lĩnh vực thiếu nhân tài. Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã khởi động Hệ thống cấp thị thực nhanh dành riêng cho những công dân nước ngoài có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, hoặc có bằng cấp về khoa học và công nghệ thông tin tại Hàn Quốc đồng thời đảm bảo tư cách lưu trú cho những người này.

Dù Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài hơn trong những năm gần đây, nhưng lực lượng này chỉ chiếm khoảng 1% trong số chuyên gia và lao động có kỹ năng cao, thấp hơn nhiều so với 23% ở Anh và 16% ở Mỹ. Trong bối cảnh chính phủ xác định AI và chất bán dẫn là những lĩnh vực, chính sách quan trọng để phát triển, Nhật Bản lên kế hoạch thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa nước này với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét và kiểm tra các vấn đề gồm đánh thuế, cân nhắc kế hoạch cho phép sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu thế giới ở lại Nhật Bản trong 2 năm để tìm việc làm, tăng đáng kể so với thời hạn 90 ngày hiện tại. Đây là một trong những đề xuất sửa đổi chính sách cư trú dành cho người nước ngoài trong bối cảnh Nhật Bản đang tìm cách thu hút lao động có tay nghề cao đến làm việc tại nước này./.

Theo: sggp.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thu hút, tuyển dụng công chức tại các quốc gia OECD và giá trị tham khảo cho Việt Nam

Ngày đăng 14/03/2025
Một trong các xu hướng cải cách công vụ trên thế giới là thu hút và tuyển dụng những người có tài năng gia nhập nền hành chính. Nỗ lực này bao gồm việc nâng cao sức hấp dẫn của tổ chức công và tuyển chọn công chức dựa trên nguyên tắc thực tài theo các quy trình công khai, minh bạch, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của tổ chức và các ứng viên quan trọng. Các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) luôn chú trọng việc xác định nhóm các ứng viên có năng lực thiết yếu để thu hút và tuyển dụng. Bài viết giới thiệu một số cách thức tạo dựng thương hiệu tuyển dụng và lựa chọn ứng viên cho các công việc trong hệ thống công vụ của các nước OECD, từ đó rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Tích hợp thông tin cá nhân trong thời đại số: Kinh nghiệm từ Estonia và bài học cho Việt Nam

Ngày đăng 14/02/2025
Tóm tắt: Estonia là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG). Với nền tảng công nghệ tiên tiến và khung pháp lý chặt chẽ, Estonia đã tích hợp dữ liệu cá nhân vào một hệ thống phi tập trung, đảm bảo tính bảo mật, minh bạch và hiệu quả. Hệ thống này giúp hiện đại hóa quản lý hành chính, đưa Estonia trở thành quốc gia số hóa toàn diện. Bài viết phân tích mô hình quản lý dữ liệu của Estonia, tập trung vào các khía cạnh pháp lý, nội dung và quy trình tích hợp thông tin cá nhân, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống tương tự X-Road nhằm tối ưu hóa hành chính công và bảo vệ quyền riêng tư của người dân. Từ khóa: Bảo mật thông tin; cơ sở dữ liệu quốc gia; hành chính công; Estonia; tích hợp thông tin cá nhân; X-Road; Việt Nam.

Kinh nghiệm của Singapore và giải pháp tích hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam

Ngày đăng 14/02/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu, việc xây dựng và tích hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Singapore - quốc gia nhỏ bé nhưng có tầm nhìn chiến lược tại Đông Nam Á - đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ số để xây dựng một chính phủ thông minh, minh bạch và hiệu quả. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Singapore trong lĩnh vực này là nền tảng Singpass (Singapore Personal Access - hệ thống định danh kỹ thuật số quốc gia), cho phép người dân và doanh nghiệp truy cập tất cả các dịch vụ công trực tuyến thông qua một tài khoản duy nhất. Với hơn 200 dịch vụ tích hợp từ các cơ quan chính phủ và tổ chức, Singpass không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng, tạo nền tảng cho một hệ thống quản lý dân cư hiện đại và đồng bộ(1). Từ kinh nghiệm của Singapore, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hướng tới một hệ thống quản lý thông tin hiệu quả, an toàn và phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Mô hình nhà nước phúc lợi - góc nhìn từ kinh nghiệm Thụy Điển

Ngày đăng 23/01/2025
Thụy Điển nằm ở Bắc Âu, giáp với Na Uy, Phần Lan và biển Baltic. Thụy Điển là một nước quân chủ lập hiến, với các chính sách phúc lợi xã hội mạnh mẽ (mang tính toàn dân), bao gồm: y tế công cộng, giáo dục miễn phí, trợ cấp thất nghiệp rộng rãi. Bài viết giới thiệu một số nội dung, đặc điểm chính về mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển.

Cải cách tinh gọn bộ máy ở Úc và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngày đăng 21/12/2024
Tóm tắt: Cải cách tinh gọn bộ máy hành chính tại Úc được thực hiện thường xuyên, bao gồm các đợt cải cách quy mô lớn khi chính phủ mới bắt đầu nhiệm kỳ. Việc cải cách được thực hiện với mục tiêu, nguyên tắc rõ ràng, tuân thủ các bước được tính toán kỹ lưỡng, minh bạch thông tin và chú trọng tính nhân văn. Việt Nam đang quyết liệt triển khai cải cách tinh gọn bộ máy hành chính, với tinh thần nhanh và hiệu quả, “vừa chạy vừa xếp hàng”. Vì vậy, việc tham khảo các kinh nghiệm quốc tế sẽ góp phần triển khai quá trình cải cách tinh gọn bộ máy suôn sẻ, hiệu quả, hướng đến xây dựng một hệ thống hành chính hiện đại và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Từ khóa: cải cách; tinh gọn bộ máy; kinh nghiệm Úc.

Tiêu điểm

Sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị hành chính cấp xã

Chiều 13/3/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo dự và phát biểu tại Phiên họp.