Hà Nội, Ngày 25/03/2025

Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết khắc phục căn bệnh ngại học, lười học về lý luận chính trị

Ngày đăng: 18/01/2024   14:28
Mặc định Cỡ chữ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phải có quyết tâm chính trị cao, không ngừng phấn đấu để khẳng định bản sắc, vị trí trung tâm quốc gia hàng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp cho Đảng và Nhà nước. Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết khắc phục căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học đại khái về lý luận chính trị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với cán bộ chủ chốt Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 06/01/2024. Ảnh: hcma.vn

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 18/TB-VPCP ngày 17/01/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Theo đó, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Học viện cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

Một là, bám sát chủ trương, định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Học viện tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện các mặt hoạt động để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong năm 2024; chủ động triển khai đồng bộ, đột phá các mặt công tác theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết của Học viện; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn chính sách, hợp tác quốc tế,… tạo ra phong trào thi đua, tạo ra dấu ấn, khí thế mới, động lực mới để có thắng lợi mới trong năm 2024.

Hai là, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện phải có quyết tâm chính trị cao, không ngừng phấn đấu để khẳng định bản sắc, vị trí trung tâm quốc gia hàng đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp cho Đảng và Nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần bám sát các quy định, các tiêu chuẩn, yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng đã đề ra; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Quản lý chặt chẽ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kiên quyết khắc phục căn bệnh ngại học, lười học, học qua loa, học đại khái về lý luận chính trị.

Ba là, tiếp tục khẳng định Học viện là trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, tham mưu tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước.

Bốn là, củng cố, phát triển nguồn nhân lực của hệ thống Học viện. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, cán bộ khoa học của Học viện gắn với việc đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai Quyết định số 587/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019 - 2030.

Gương mẫu chăm lo công tác xây dựng Đảng trong hệ thống Học viện, làm cho Đảng bộ Học viện, trước hết là Ban Thường vụ và tập thể lãnh đạo Học viện thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Cán bộ, đảng viên Học viện phải gương mẫu rèn luyện, luôn luôn là đội ngũ mà Đảng và Nhân dân tuyệt đối tin tưởng về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống và tác phong làm việc; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Năm là, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật gắn với thực hành văn hóa Trường Đảng với phương châm: Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt và có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc ấy.

Sáu là, cần phát huy hơn nữa vai trò của Học viện trong công tác quản lý, hướng dẫn chuyên môn đối với hệ thống trường chính trị cấp tỉnh trong cả nước./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Bắc Ninh: mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025

Ngày đăng 26/12/2024
Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong những năm qua, công tác ĐTBD cho cán bộ ở tỉnh Bắc Ninh luôn được chú trọng và đạt nhiều thành quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh về tư tưởng chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

Hưng Yên: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đến năm 2025

Ngày đăng 26/12/2024
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 08/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về Đề án đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ có năng lực, uy tín nổi trội gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trong đó xác định, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ tiếp tục là một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ. Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ của tỉnh Hưng Yên luôn được quan tâm chú trọng; cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị các cấp được bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng và cập nhật kiến thức mới... cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Luân chuyển cán bộ: Động lực phát triển và rèn luyện

Ngày đăng 23/12/2024
Thời gian qua, công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Thái Bình đã trở thành một điểm sáng trong quá trình xây dựng đội ngũ lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn chiến lược. Với sự lãnh đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhiều chủ trương và giải pháp đột phá đã được triển khai, mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, điều hành trong hệ thống chính trị.

Luân chuyển cán bộ tại thành phố Phúc Yên và Vĩnh Phúc: Bước đột phá trong công tác xây dựng đội ngũ lãnh đạo

Ngày đăng 23/12/2024
Công tác luân chuyển, điều động cán bộ luôn được Đảng ta xác định là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo vừa có năng lực, vừa giàu kinh nghiệm thực tiễn. Tại thành phố Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc, chủ trương này không chỉ được thực hiện nghiêm túc mà còn mang lại nhiều kết quả nổi bật, góp phần tháo gỡ những nút thắt trong quản lý, điều hành ở các địa phương.

Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang

Ngày đăng 23/12/2024
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang không chỉ là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý mà còn phản ánh tư duy đổi mới trong việc tạo dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, đồng thời đặt ra những bài học kinh nghiệm và định hướng quan trọng trong thời gian tới.

Tiêu điểm

Vị trí của người làm báo trong thế kỷ 21

Cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo hướng “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” đã đưa các ngành, trong đó có ngành báo chí đứng trước nhiều thay đổi lớn: công nghệ tự động hóa, các tòa soạn sáp nhập, cắt giảm nhân sự. Những chuyển biến ấy tác động như thế nào đến vị trí của người lao động trong ngành? Chúng tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nhà báo Trần Nghị, Tổng Biên tập Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động để tìm hiểu quan điểm của ông về vấn đề này.