Hà Nội, Ngày 15/10/2024

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc trong thực thi công vụ

Ngày đăng: 21/04/2024   14:20
Mặc định Cỡ chữ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ.

Đề tài Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số KPI (mã số ĐTCB.UBDT.01.22-23) do PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn là Chủ nhiệm Đề tài. Mục tiêu Đề tài nhằm nghiên cứu lý luận, thực tiễn về đo lường hiệu suất công việc; phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý, đo lường, đánh giá hiệu suất công việc đối với công chức UBDT hiện nay; từ đó tiến hành xây dựng, đề xuất Bộ chỉ số KPI và hệ thống các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện Bộ chỉ số KPI đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ thời gian tới.

Đề tài triển khai nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến 12/2023, tập trung nghiên cứu các vấn đề: Công tác quản lý, đánh giá kết quả công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ thời gian qua; hiệu suất thực hiện công việc của đội ngũ công chức của UBDT trong thực thi công vụ; từ đó, đề xuất thiết kế và triển khai Bộ chỉ số KPI đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ.

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu suất công việc, đo lường hiệu suất công việc, các mô hình đo lường hiệu suất công việc cũng như các vấn đề lý luận về khu vực công, công chức. Đặc biệt, Đề tài nhấn mạnh đến ý nghĩa và sự cần thiết khách quan của cách tiếp cận đo lường, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở kết quả thực thi công vụ để qua đó nâng cao tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp, hiện đại của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung.

Các kết quả nghiên cứu của Đề tài có ý nghĩa trong việc từng bước đổi mới tổng thể công tác quản lý và đánh giá công chức theo hướng chuyển từ đánh giá các đặc điểm cá nhân công chức sang đánh giá thành tích của họ gắn với kết quả thực thi công vụ. Từ đó, tạo cơ sở để phân loại công chức và áp dụng các chính sách có liên quan đảm bảo “đúng người, đúng việc”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của Đề tài có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta về tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá công chức. Qua đó, góp phần vào quá trình triển khai các nội dung đánh giá đã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức công khác nhằm hoàn thiện công tác đánh giá công chức trong thực thi công vụ tại tổ chức theo hướng đo lường và phân loại kết quả cống hiến của công chức một cách chính xác, công bằng, khách quan. Điều này vừa có ý nghĩa tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tự rèn luyện, nâng cao năng lực công tác của bản thân, vừa có ý nghĩa đối với tổ chức sử dụng công chức trong việc được ra các quyết định nhân sự như sử dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật… một cách đúng đắn, hợp lý và hiệu quả.

Đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, các thành viên Hội đồng đánh giá nội dung báo cáo có cấu trúc rõ ràng, phân tích lập luận chặt chẽ, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có cơ sở khoa học, tính hiện thực và khả thi trong ứng dụng, chuyển giao; đồng thời đề nghị nhóm nghiên cứu cần làm rõ hơn phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của Đề tài; bổ sung KPI cho các nhóm chức danh của UBDT…

Phát biểu ý kiến tại buổi nghiệp thu đề tài, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà ghi nhận các kết quả của nhóm nghiên cứu và đánh giá Đề tài đã cung cấp bức tranh tổng thể, đề xuất giải pháp tổ chức triển khai thực hiện Bộ chỉ số KPI đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đề nghị cần gắn bộ công cụ với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp của UBDT để từ đó đưa kết quả nghiên cứu vào thực tế, góp phần tăng năng suất lao động, phát huy hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, chi trả thu nhập theo vị trí, việc làm và đổi mới trong công tác quản lý cán bộ của UBDT.

Đề tài đã được các thành viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu ở mức Đạt và đề nghị tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu./.

Theo: baodantoc.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba)

Ngày đăng 14/10/2024
Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu khai giảng.

Khai mạc Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo Việt Nam - Lào

Ngày đăng 25/09/2024
Ngày 25/9/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo Việt Nam - Lào. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tăng cường chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tình hình mới

Ngày đăng 26/09/2024
Tóm tắt: Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng khoa học và công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức, tư duy làm việc một cách hiệu quả cho mọi công việc nói chung. Đặc biệt, trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở Việt Nam thời gian qua, chuyển đổi số đã góp phần quan trọng vào việc giúp các cấp bộ đoàn tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong tổ chức các hoạt động phong trào. Từ khóa: Chuyển đổi số; công tác đoàn; đoàn viên, thanh niên.

Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản

Ngày đăng 17/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, xây dựng Học viện thật sự trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng; hình mẫu về giữ gìn kỷ cương học đường, kỷ luật học tập, địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản.

Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Ngày đăng 06/09/2024
Tóm tắt: Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội là lực lượng nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan trong các đơn vị quân đội. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với đơn vị trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong giai đoạn cách mạng hiện nay.   Từ khóa: Bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; khoa học xã hội và nhân văn; trường sĩ quan quân đội.

Tiêu điểm

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long: Tiến tới phân định thẩm quyền chứ không chỉ phân cấp

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra tại Hà Nội chiều 07/10/2024, trả lời câu hỏi của báo chí về giải pháp để thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, tham mưu xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất sửa các quy định chung liên quan đến nguyên tắc phân cấp, phân quyền, tiến tới phân định thẩm quyền chứ không phải mỗi phân cấp.