Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Đánh giá toàn diện về tổ chức bộ máy, nhân lực, mô hình tổ chức, bảo đảm tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Ngày đăng: 29/05/2023   20:38
Mặc định Cỡ chữ
Chiều 29/5/2023, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: quochoi.vn

Cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, mô hình quản lý; quan tâm tới chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế cơ sở

Tại phiên họp, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến thảo luận, như: cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, mô hình quản lý, nâng cao hệ thống y tế cơ sở, thực hiện chủ trương trạm y tế xã phân bố theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính; mô hình quản lý cấp huyện, cấp xã chưa ổn định hoặc thống nhất giữa các địa phương với nhau.

Cần quan tâm tới chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế cơ sở, bởi hiện nay chính sách này chưa đủ mạnh, chưa thực sự tạo động lực để tạo sức hút, giữ chân đội ngũ bác sỹ trẻ có trình bộ và năng lực làm việc tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến nguy cơ người dân tại vùng sâu, vùng xa khó có khả năng tiếp cận với y tế. Quan tâm đến việc đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ cơ sở y tế công lập.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế cụ thể để bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng riêng, đảm bảo tương xứng với công sức và đặc thù công việc...

Có đại biểu lo ngại căn bệnh “sợ trách nhiệm”, thu mình lại, thụ động, ngại đưa ra quyết định đang lây lan từ ngành Y sang những ngành nghề khác. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm và phải xem xét nhiều chiều.

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổng rà soát, tham mưu Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực y tế khu vực công một cách căn cơ, cụ thể.

Phát biểu giải trình một số nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, thành công trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 có sự đóng góp lớn, có vai trò quan trọng quyết định của mô hình tổ chức y tế dự phòng, y tế cơ sở, đồng thời có vai trò rất quan trọng của đội ngũ nhân viên y tế, trong đó có y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Bộ trưởng cũng cho biết, đại dịch đã làm bộc lộ những khó khăn, bất cập trong bộ máy tổ chức và các mặt hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở, vẫn còn sự thiếu đồng bộ cả về mô hình tổ chức lẫn thực tiễn quản lý. Cùng với đó, nhân lực y tế còn có những bất cập cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. 

Để giải quyết tổng thế vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, cần đặt việc giải quyết tổ chức, bộ máy, nhân sự y tế, nhất là nhân sự y tế dự phòng, y tế cơ sở trong tổng thể tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW (khóa XII); đồng thời cũng theo đúng định hướng, yêu cầu của Nghị quyết số 20-NQ/TW "về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới", đáp ứng được yêu cầu thực tiễn với những vấn đề mới phát sinh để có giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới. 

Cụ thể, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổng rà soát, tham mưu cho Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực y tế trong khu vực công đến năm 2030 một cách căn cơ, cụ thể, chiến lược, bảo đảm nhân lực y tế khu vực công trong tình hình mới. 

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, cần đánh giá toàn diện về tổ chức bộ máy, nhân lực y tế dự phòng, y tế cơ sở để đề xuất với Chính phủ xây dựng mới, hoặc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo ổn định về mô hình tổ chức bộ máy, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức này, xem xét kỹ lưỡng mô hình tổ chức để đảm bảo các yêu cầu về mặt chính trị, xã hội, pháp lý cũng như thực tiễn, để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe của Nhân dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Đoàn giám sát trân trọng cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, cảm ơn sự phối hợp của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các đơn vị, địa phương đã hỗ trợ, hợp tác với Đoàn trong quá trình giám sát.

Các ý kiến phát biểu của các đại biểu cơ bản tán thành với nội dung báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết, đồng thời phân tích, làm sâu sắc thêm nhiều nội dung cụ thể về tình hình, kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp sắp tới cả về trước mắt và lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội đã phân tích sâu sắc thêm những tồn tại, hạn chế, chỉ ra nhiều nguyên nhân, làm rõ hơn trách nhiệm liên quan, thống nhất cần có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, toàn diện, cụ thể, trực tiếp vào các nội dung của Nghị quyết. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Đoàn giám sát sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan, hoàn thiện báo cáo tiếp thu giải trình và dự thảo Nghị quyết, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để xem xét, thông qua vào cuối Kỳ họp./.

Hà Linh

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Công bố Nghị quyết thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Ngày đăng 25/04/2024
Sáng 25/4/2024, tại tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tham dự buổi Lễ.

Thủ tướng chỉ rõ "3 tăng cường", "5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Ngày đăng 24/04/2024
“Chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.

Tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục nâng cao chỉ số cải cách hành chính; làm tốt công tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Ngày đăng 24/04/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số về năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính. Làm tốt công tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định

Ngày đăng 23/04/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo yêu cầu ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Ngày đăng 22/04/2024
Chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.