Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc về công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử

Ngày đăng: 03/03/2023   16:35
Mặc định Cỡ chữ
Sáng 03/3/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử về công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, cơ quan liên quan và cán bộ, công chức Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử. 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ này, lãnh đạo Quốc hội rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ của đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhất là đại biểu công tác ở các cơ quan của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng rất quan tâm đến công tác hướng dẫn, phối hợp với Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố. Điều đó cho thấy, Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. 

Ghi nhận công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã kế thừa, phát huy được những thành quả của các khoá trước đây; nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử cần xác định đối tượng bồi dưỡng của từng hội nghị để tổ chức cho phù hợp; chọn nội dung, chuyên đề sát với nhu cầu người được bồi dưỡng, sát với thực tiễn; nghiên cứu nhằm bảo đảm việc tổ chức các hội nghị diễn ra sôi nổi, tăng cường trao đổi, tranh luận, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mỗi đại biểu. Cùng với đó, cần đổi mới, bổ sung, từng bước hoàn thiện bộ khung tài liệu bồi dưỡng sát với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng; phù hợp với thời gian bồi dưỡng và chuẩn hoá các giáo trình chủ yếu.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, sau mỗi hội nghị, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử cần họp rút kinh nghiệm; báo cáo đầy đủ, kịp thời với lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả công việc.

Theo báo cáo công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Ban Công tác đại biểu đã chủ trì và phối hợp tổ chức được 37 hội nghị bồi dưỡng đại biểu dân cử với hơn 10.700 lượt đại biểu tham dự; thường xuyên cập nhật thông tin hoạt động bồi dưỡng hàng tháng; cập nhật các tin tổng hợp, chuyên sâu; sưu tầm, chủ trì biên soạn sách, tập san; nội dung các tài liệu bám sát kế hoạch hoạt động, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Ban Công tác đại biểu đã xây dựng, phát triển đội ngũ báo cáo viên bồi dưỡng đại biểu dân cử gồm những người có uy tín, hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác nhau liên quan đến tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Quốc hội, HĐND; có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động ở Quốc hội, HĐND; các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia theo các lĩnh vực chuyên môn…

Quang cảnh cuộc họp

Trong thời gian tới, Ban Công tác đại biểu sẽ tổ chức các hội nghị dành cho đại biểu Quốc hội khóa XV bám sát các dự án luật, nội dung giám sát của Quốc hội trong năm 2023, lồng ghép với kỹ năng lập pháp, phân tích chính sách đã được bồi dưỡng ở các năm trước. Cùng với đó, sẽ tập trung tổ chức các hội nghị nhằm bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức cho đại biểu Quốc hội về: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; chính sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chính sách xã hội trong giai đoạn mới; chính sách về tài chính y tế trong phòng, chống dịch; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ban Công tác đại biểu cũng sẽ phối hợp với Thường trực HĐND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; bồi dưỡng người được quy hoạch đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của Quốc hội khóa XVI./.

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nghệ An thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ​

Ngày đăng 26/04/2024
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Nghệ An có 11 huyện với 248 xã, thị trấn, 3.809 khối, xóm, bản với tổng diện tích tự nhiên 13.745 km2, chiếm 83% diện tích toàn tỉnh; dân số hơn 1,2 triệu người, chiếm 36% dân số toàn tỉnh, trong đó có 39 DTTS với hơn 491 nghìn người. Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Phát triển tư duy phản biện của giảng viên lý luận chính trị để xây dựng môi trường thông tin lành mạnh

Ngày đăng 22/04/2024
Trong bối cảnh tác động đa chiều của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo nên một cục diện mới về tần suất, chủng loại, số lượng và quy mô của thông tin. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, “thông tin là tài nguyên quan trọng nhất”(1), đã lan tỏa sức mạnh mà không có phương tiện nào khác có thể thay thế được vai trò quan trọng của nó trong thời đại ngày nay. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo, các trường đại học ở Việt Nam cần có môi trường thông tin thuận lợi nhằm tăng cường “sức đề kháng” cho các chủ thể giáo dục trước sự tác động, xâm nhập mạnh mẽ, nhanh chóng của những nguồn tin độc hại. Trong đó, xây dựng môi trường thông tin lành mạnh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển phẩm chất, năng lực sư phạm, trực tiếp góp phần phát triển tư duy phản biện (TDPB) của giảng viên lý luận chính trị (LLCT) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc trong thực thi công vụ

Ngày đăng 21/04/2024
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.

Hướng dẫn về tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính

Ngày đăng 06/04/2024
Bộ Nội vụ cho biết, trường hợp có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính trước ngày 30/6/2022 thì thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP, theo đó không phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước tương ứng trong trường hợp tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý có quy định.

Tỉnh Long An xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao và năng lực sáng tạo

Ngày đăng 26/03/2024
Long An là tỉnh nằm ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí vừa tiếp giáp, vừa là cửa ngõ nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên rất thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, địa phương của tỉnh Long An luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và có nhiều giải pháp, chính sách để thu hút, thúc đẩy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu của địa phương.