Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Đến năm 2030, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành thuộc lĩnh vực Nội vụ được thực hiện thống nhất, thông suốt, kịp thời

Ngày đăng: 25/10/2022   13:58
Mặc định Cỡ chữ
Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 Phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022; Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Ngày 05/4/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Quyết định số 285/QĐ-BNV Phê duyệt Đề án: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ).
Sáng 21/10/2022, tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức để Quốc hội xem xét, quyết nghị việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan.

Đến năm 2030, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành thuộc lĩnh vực Nội vụ được thực hiện thống nhất, thông suốt, kịp thời

Mục tiêu chung của Đề án Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành các quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, bảo đảm liên thông, đồng bộ giữa các quy định của Đảng và của pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số. 

Đề án đưa ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ, bảo đảm khắc phục cơ bản các quy định còn chồng chéo, vướng mắc, khó khăn khi thực hiện, không khả thi trên thực tế; 

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục các quy định pháp luật đang chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương; 

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tuyển chọn, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có đức, có tài, có bản lĩnh chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số;

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, xuyên suốt, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp chính quyền, kết hợp các quy định pháp luật về giám sát, kiểm soát quyền lực trong phân cấp, phân quyền;

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; 

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hội, quỹ, phù hợp với các quy định tại Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; 

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đồng thời khắc phục khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật đang áp dụng thực tiễn, phù hợp quy định tại Hiến pháp năm 2013 và nâng cao tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật;

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về Thi đua, khen thưởng, bảo đảm khen đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, chú trọng khen thưởng cho cá nhân, nông dân, người lao động trực tiếp;

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ, quản lý các dạng tài liệu lưu trữ, đáp ứng yêu cầu mới về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh niên, dân chủ cơ sở và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. 

Đến năm 2030, các văn bản Luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ được sửa đổi, bổ sung toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tính khả thi và áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn. Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành thuộc lĩnh vực Nội vụ không còn tình trạng chồng chéo, vướng mắc, khó khăn khi áp dụng trên thực tiễn, được thực hiện thống nhất, thông suốt, kịp thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Nội vụ từ Trung ương đến địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực Nội vụ

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, Đề án hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Nội vụ đề một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Về nhiệm vụ: trên cơ sở bám sát chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, các đơn vị trong Bộ chủ trì đề xuất các nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hợp lý, hợp pháp trong hệ thống pháp luật từ Trung ương đến địa phương. 

Về giải pháp: tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đến các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các sở, ban, ngành có liên quan;

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chủ trì thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của từng cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành Nội vụ về việc áp dụng, thực thi pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành trong việc thực thi pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị khi phát hiện các vấn đề vướng mắc, khó khăn, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, không khả thi khi áp dụng trên thực tiễn đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nội vụ;

Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nội vụ theo hướng thực hiện quy trình chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp. Tiến hành đánh giá tác động hiệu quả đối với các vấn đề mới, khó; tham vấn các chuyên gia, các nhà khoa học; lấy ý kiến rộng rãi người dân và đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật dự kiến xây dựng để ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính minh bạch, khách quan, thống nhất, phù hợp thực tiễn; 

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, theo dõi, thi hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nội vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số;

Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực Nội vụ, kịp thời phát hiện các văn bản ban hành trái thẩm quyền, sai về nội dung để có các giải pháp xử lý phù hợp. Đổi mới cách thức và nâng cao nội dung về đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản, hướng dẫn chuyên sâu, tăng cường kỹ năng, nghiệp vụ, tình huống cụ thể./.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

ĐBQH - PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lịch sử, địa lý, văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Ngày đăng 15/04/2024
Đến năm 2025, cả nước dự kiến có hơn 600 đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập và việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới này là vấn đề hiện đang được dư luận rất quan tâm. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc đặt tên cần thể hiện được dấu ấn, truyền thống văn hóa, lịch sử địa lý… của địa phương.

Vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Ngày đăng 05/04/2024
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đột phá chiến lược về thể chế. Bài viết tập trung nghiên cứu các yêu cầu đặt ra trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Công vụ và sự thay đổi hướng tới trả lương theo vị trí việc làm

Ngày đăng 29/03/2024
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việt Nam đang chuyển đổi sang mô hình công vụ vị trí việc làm và hướng đến trả lương theo vị trí việc làm. Bài viết phân tích, trao đổi về công vụ và các mô hình công vụ cùng với vấn đề vị trí việc làm để hướng tới trả lương theo vị trí việc làm.

Những nội dung cơ bản trong chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên

Ngày đăng 22/03/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên, khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”(1). Vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, quan điểm về sự nghiệp “trồng người” trở thành tư tưởng xuyên suốt, góp phần chuẩn bị và xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu, dẫn dắt thanh niên trở thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính

Ngày đăng 19/03/2024
Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức(1). VBHC là phương tiện không thể thiếu để các cơ quan, tổ chức truyền đạt các thông tin quản lý và ban hành các quyết định quản lý. VBHC cũng là sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của của cơ quan, tổ chức nói chung, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nói riêng.