Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Nhật Bản tăng tốc chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí

Ngày đăng: 15/10/2022   21:38
Mặc định Cỡ chữ
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí - truyền thông. Tại Nhật Bản, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí diễn ra khá nhanh, nhất là sau đại dịch Covid-19.

Người Nhật đọc tin tức trực tuyến

So với nhiều nước phát triển khác như Mỹ và Anh, quá trình chuyển đổi số ở Nhật Bản diễn ra khá chậm. Cho đến tháng 9/2021, Chính phủ Nhật Bản phải thành lập Cơ quan Kỹ thuật số nhằm đẩy nhanh quá trình này. Tuy nhiên, riêng với lĩnh vực báo chí, việc chuyển đổi số ở Nhật Bản lại diễn ra khá nhanh. Hiện nay, đa số các cơ quan báo chí ở Nhật Bản đều đã ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động tác nghiệp, sản xuất và xử lý thông tin.

Đài truyền hình NHK đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho việc sản xuất chương trình nhằm nhanh chóng cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ cho người nước ngoài, nhất là trong trường hợp xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần, hay bão lũ. NHK và một số cơ quan báo chí khác ở Nhật Bản cũng sử dụng công nghệ mới để phân tích nhu cầu thông tin và phản ứng của độc giả nhằm nắm bắt nhu cầu thông tin của xã hội, từ đó sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của độc giả.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các cơ quan báo chí đã thay đổi phương thức hoạt động theo hướng tăng cường sử dụng các phần mềm như Zoom hay Google Meet để giao ban, phỏng vấn hoặc tổ chức các hội thảo trực tuyến. Đến nay, các cơ quan báo chí vẫn tiếp tục tổ chức các sự kiện kết hợp linh hoạt giữa trực tuyến và trực tiếp.

Trong bối cảnh số lượng phát hành báo in và lượng khán giả xem truyền hình giảm, các cơ quan báo chí ở Nhật Bản đã thay đổi phương thức phát hành theo hướng đầu tư nhiều hơn cho các website và ấn phẩm trực tuyến.

Từ nhiều năm qua, hầu hết các tờ báo ở Nhật Bản đều áp dụng bản tin trên web song song với việc phát hành báo in. Một số cơ quan báo chí như NNA Japan, bộ phận chuyên cung cấp thông tin kinh tế thuộc hãng tin Kyodo News, chỉ phát hành bản epaper và bản tin trên web thay vì phát hành báo in.

Một số đơn vị như Nikkei Inc, nhật báo Yomiuri đã phát triển báo chí dữ liệu, báo chí sáng tạo, siêu tác phẩm báo chí nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức hút với độc giả; hay Japan Times triển khai app tin tức để độc giả tiếp cận tin nhanh chóng hơn.

Nhận thức rõ chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề con người và tư duy, nhiều cơ quan báo chí ở Nhật Bản đã chú trọng tới việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ phóng viên và biên tập viên. Hiện nay, không ít phóng viên Nhật Bản, nhất là các phóng viên thường trú nước ngoài, có thể vừa quay phim và chụp ảnh, vừa viết bài và dựng video. 

Bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp, nhiều phóng viên đã chuyển sang sử dụng điện thoại hoặc máy ảnh để quay phim, thay vì các máy quay cồng kềnh; sử dụng các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính bảng để xử lý video; dùng các phần mềm để dịch tài liệu, chuyển file âm thanh thành file văn bản để gỡ băng phỏng vấn, hoặc chuyển file văn bản thành các file âm thanh để sản xuất các tin phát thanh, từ đó giúp nâng cao năng suất lao động.

Hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí tại Nhật Bản được đánh giá cao do tiềm năng khai thác của thị trường còn rất lớn. Theo Công ty thống kê và dữ liệu người dùng Statista (Đức), ngành báo chí - truyền thông Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng trong những năm tới và đạt quy mô khoảng 2,9 ngàn tỷ USD vào năm 2026./.

Theo: sggp.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.