Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Cần Thơ: Khuyến khích CBCCVC nâng cao “trách nhiệm học” và “học có trách nhiệm”

Ngày đăng: 29/09/2022   10:58
Mặc định Cỡ chữ
UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 26/9/2022). Theo đó, UBND thành phố Cần Thơ giao Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc quản lý, quy hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đi học; thống nhất chuyên ngành đào tạo trước khi CBCCVC dự tuyển sinh. Đồng thời, tham mưu trình UBND Thành phố ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hàng năm.
Ảnh minh họa: Báo Cần Thơ

Theo nội dung Chỉ thị, UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu:

Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quy hoạch, quản lý ĐTBD CBCCVC; không để phát sinh trường hợp đào tạo tự phát, không phù hợp vị trí việc làm (VTVL); căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch ĐTBD đội ngũ CBCCVC gắn với kết quả đánh giá cán bộ, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả trong quy hoạch ĐTBD CBCCVC và sự thống nhất của cấp ủy cơ quan, đơn vị; quy hoạch ĐTBD phải đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, trên cơ sở điều kiện tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, VTVL và nguồn cán bộ quy hoạch... nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ theo tinh thần Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Cần Thơ.

Trên cơ sở định hướng ngành, nghề và lĩnh vực phát triển của Thành phố; chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo chuyên sâu những ngành, lĩnh vực phù hợp định hướng phát triển Thành phố; quy hoạch ĐTBD gắn với quy hoạch VTVL và chức danh lãnh đạo quản lý; khi cử CBCCVC đi ĐTBD phải căn cứ theo nhu cầu chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng được cử đi ĐTBD theo quy định của pháp luật (thời gian công tác, độ tuổi, khả năng quy hoạch phát triển, cam kết thời gian phục vụ sau khi được đào tạo,...); chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với VTVL hoặc dự kiến định hướng quy hoạch vị trí, chức danh cán bộ và được cơ quan có thẩm quyền thống nhất chuyên ngành đào tạo trước khi tham dự tuyển sinh (đối với trường hợp cử đào tạo trong giờ hành chính).

Luân phiên, phân kỳ hợp lý số lượng CBCCVC cử đi ĐTBD hàng năm/biên chế/số lượng người làm việc, tạo sự cân đối, hợp lý trong việc bố trí CBCCVC thực hiện nhiệm vụ cơ quan và thực hiện nhiệm vụ nâng cao trình độ, ưu tiên cử CBCCVC là nữ, người dân tộc thiểu số; tránh trùng lặp việc cử tham gia các khoá ĐTBD/cùng thời gian; đảm bảo gắn liền công tác quy hoạch với sử dụng, phân công, bố trí sau đào tạo.

Mỗi CBCCVC căn cứ vào nhu cầu, khả năng, điều kiện, hoàn cảnh thực tế để lựa chọn đúng các hình thức, cách thức, phương pháp học tập phù hợp; ngoài việc học tập ở trường, ở lớp, khuyến khích CBCCVC thường xuyên tự học trên sách báo, tạp chí chuyên ngành, học trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số, học tập ngay trong lao động, học tập những tổ chức, những đơn vị tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt, người tử tế, việc tử tế. Học lẫn nhau trong từng gia đình, cơ quan, đơn vị, tổ chức... để tiếp thu mặt tốt, tích cực, tiến bộ, đồng thời phòng, chống những mặt xấu, tiêu cực.

Khuyến khích CBCCVC nâng cao “trách nhiệm học” và “học có trách nhiệm” để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc hiệu quả theo VTVL. Sau khi kết thúc khóa học, CBCCVC có nhiệm vụ báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về kết quả học tập để thủ trưởng cơ quan, đơn vị được biết và bố trí công tác sau đào tạo. CBCCVC không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc vi phạm cam kết về thời gian thực hiện nhiệm vụ công vụ và hoạt động nghề nghiệp, thực hiện đền bù chi phí đào tạo và các chi phí khác theo quy định pháp luật./.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nghệ An thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ​

Ngày đăng 26/04/2024
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Nghệ An có 11 huyện với 248 xã, thị trấn, 3.809 khối, xóm, bản với tổng diện tích tự nhiên 13.745 km2, chiếm 83% diện tích toàn tỉnh; dân số hơn 1,2 triệu người, chiếm 36% dân số toàn tỉnh, trong đó có 39 DTTS với hơn 491 nghìn người. Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Phát triển tư duy phản biện của giảng viên lý luận chính trị để xây dựng môi trường thông tin lành mạnh

Ngày đăng 22/04/2024
Trong bối cảnh tác động đa chiều của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo nên một cục diện mới về tần suất, chủng loại, số lượng và quy mô của thông tin. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, “thông tin là tài nguyên quan trọng nhất”(1), đã lan tỏa sức mạnh mà không có phương tiện nào khác có thể thay thế được vai trò quan trọng của nó trong thời đại ngày nay. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo, các trường đại học ở Việt Nam cần có môi trường thông tin thuận lợi nhằm tăng cường “sức đề kháng” cho các chủ thể giáo dục trước sự tác động, xâm nhập mạnh mẽ, nhanh chóng của những nguồn tin độc hại. Trong đó, xây dựng môi trường thông tin lành mạnh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển phẩm chất, năng lực sư phạm, trực tiếp góp phần phát triển tư duy phản biện (TDPB) của giảng viên lý luận chính trị (LLCT) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc trong thực thi công vụ

Ngày đăng 21/04/2024
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.

Hướng dẫn về tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính

Ngày đăng 06/04/2024
Bộ Nội vụ cho biết, trường hợp có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính trước ngày 30/6/2022 thì thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP, theo đó không phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước tương ứng trong trường hợp tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý có quy định.

Tỉnh Long An xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao và năng lực sáng tạo

Ngày đăng 26/03/2024
Long An là tỉnh nằm ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí vừa tiếp giáp, vừa là cửa ngõ nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên rất thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, địa phương của tỉnh Long An luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và có nhiều giải pháp, chính sách để thu hút, thúc đẩy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu của địa phương.