Hà Nội, Ngày 25/01/2025

Định nghĩa về lãnh đạo - Leadership Definitions

Ngày đăng: 23/09/2022   10:16
Mặc định Cỡ chữ
Lãnh đạo đã và đang được định nghĩa dựa theo tố chất/đặc tính cá nhân, cách hành xử, sức ảnh hưởng, các kiểu tương tác, các mối quan hệ về vai trò, và công việc của một chức vụ hành chính. Hầu hết các định nghĩa cho rằng lãnh đạo bao hàm một quá trình mà qua đó tác động ảnh hưởng đến những người khác để chỉ dẫn, cấu trúc và tạo thuận lợi cho các hoạt động và mối quan hệ trong một nhóm hay tổ chức. Tuy nhiên, không có một định nghĩa đơn lẻ nào đầy đủ, chính xác cho mọi tình huống; vấn đề cần quan tâm là định nghĩa đó giúp ích như thế nào trong việc nâng cao hiểu biết về phong cách lãnh đạo hiệu quả. Điều quan trọng là cần nghiên cứu một loạt quan niệm về sự lãnh đạo như là một nguồn của các quan điểm khác nhau đối với một hiện tượng phức hợp, đa chiều: Leadership has been defined in terms of traits, behaviors, influence, interaction patterns, role relationships, and occupation of an administrative position. Most definitions of leadership reflect the assumption that it involves a process whereby intentional influence is exerted over other people to guide, structure, and facilitate activities and relationships in a group or organization. However, no single, “correct” definition of leadership covers all situations; what matters is how useful the definition is for increasing our understanding of effective leadership. It is better to study the various conceptions of leadership as a source of different perspectives on a complex, multifaceted phenomenon:
Ảnh minh họa: Internet

Vai trò chuyên sâu hay quá trình cùng tạo ảnh hưởng

Một nội dung được tranh luận nhiều là lãnh đạo nên được nhìn nhận như một vai trò chuyên biệt hay một quá trình gây ảnh hưởng chung. Có quan điểm cho rằng tất cả các nhóm đều có sự chuyên môn hóa các vai trò bao gồm cả vai trò lãnh đạo với một số chức năng và trách nhiệm không thể chia sẻ một cách quá rộng rãi, gây tổn hại đến tính hiệu quả của nhóm. Người có trách nhiệm chính để thực hiện vai trò lãnh đạo đặc biệt đó được chỉ định là “nhà lãnh đạo”. Các thành viên khác được gọi là “những người làm theo” mặc dù một số trong đó có thể đảm trách việc hỗ trợ nhà lãnh đạo chủ chốt nhất thực hiện chức năng lãnh đạo. Việc phân định giữa các vai trò của nhà lãnh đạo và người làm theo không có nghĩa là một người không thể cùng lúc thực hiện cả hai vai trò. Một cách tiếp cận khác nhìn nhận lãnh đạo dưới dạng một quá trình gây ảnh hưởng xuất hiện một cách tự nhiên trong một hệ thống xã hội và được phủ rộng trong các thành viên. Theo phương diện này, bất kỳ thành viên nào trong hệ thống xã hội đó đều có khả năng lãnh đạo vào bất cứ lúc nào và không có sự phân định rạch ròi giữa các nhà lãnh đạo và những người làm theo. Hàng loạt chức năng lãnh đạo có thể do những người khác nhau thực hiện, đó là những ai có tầm ảnh hưởng đến việc nhóm làm những gì, hoàn thành việc đó như thế nào và cách thức mọi người trong nhóm làm việc với nhau. Các quyết định quan trọng về những việc sẽ làm và cách thức thực hiện được đề ra thông qua quá trình tương tác với sự tham gia của nhiều người có tác động ảnh hưởng lẫn nhau.   

Specialized Role or Shared Influence Process

A major controversy involves the issues of whether leadership should be viewed as a specialized role or as a shared influence process. One view is that all groups have role specialization that includes a leadership role with some responsibilities and functions that cannot be shared too widely without jeopardizing the effectiveness of the group. The person with primary responsibility to perform the specialized leadership role is designated as the “leader.” Other members are called “followers” even though some of them may assist the primary leader in carrying out leadership functions. The distinction between leader and follower roles does not mean that a person cannot perform both roles at the same time. Another way to view leadership is in terms of an influence process that occurs naturally within a social system and is diffused among the members. According to this view, any member of the social system may exhibit leadership at any time, and there is no clear distinction between leaders and followers. Various leadership functions may be carried out by different people  who influence what the group does, how it is done, and the way people in the group relate to each other. Important decisions about what to do and how to do it are made through the use of an interactive process involving many different people who influence each other.

Sự khác nhau giữa cách thức lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp

Hầu hết các lý thuyết về phong cách lãnh đạo hiệu quả tập trung vào những hành vi (cách hành xử) được sử dụng để gây ảnh hưởng trực tiếp đến những cấp dưới sát nhất, nhưng nhà lãnh đạo cũng có thể gây ảnh hưởng đến những người khác trong tổ chức. Lãnh đạo gián tiếp đã và đang được sử dụng để mô tả cách thức một nhà điều hành cao nhất (như tổng giám đốc, tổng điều hành trong các tập đoàn, công ty, hay tổng thư ký, thứ trưởng ở các bộ, cơ quan một số nước) có thể tác động ảnh hưởng đến những người ở các cấp thấp hơn trong tổ chức - những người không có tương tác trực tiếp với nhà lãnh đạo. Một hình thức lãnh đạo gián tiếp từ nhà điều hành cao nhất (CEO), đó là tác động ảnh hưởng trực tiếp của CEO đó đến những cấp dưới sát nhất của mình được truyền xuống theo trật tự thứ bậc thẩm quyền của tổ chức (chẳng hạn, từ người CEO đến các nhà quản lý cấp trung, đến các nhà quản lý cấp thấp hơn, rồi đến các nhân viên bình thường). Tác động ảnh hưởng đó có thể dẫn tới những thay đổi trong thái độ, niềm tin, hệ giá trị hay hành vi của các nhân viên. Ví dụ, sự nêu gương về đạo đức và hành vi tương trợ của CEO có thể tạo ảnh hưởng tới hành vi tương tự của các nhân viên cấp thấp trong tổ chức. Một hình thức khác của cách lãnh đạo gián tiếp bao hàm tác động ảnh hưởng đến các chương trình chính thống, các hệ thống quản lý và các hình thức cơ cấu tổ chức. Nhiều tổ chức lớn có các chương trình hay các hệ thống quản lý nhằm tạo ảnh hưởng tới thái độ, kỹ năng, hành vi và kết quả thực thi của nhân viên. Có thể thấy các ví dụ trong các chương trình về tuyển dụng, lựa chọn và đề bạt nhân viên. Một CEO có thể chỉ tuyển chọn những người có nét tính cách tương đồng với nhau để phát triển môi trường văn hóa mạnh mẽ có hệ giá trị chung. Các hình thức cơ cấu tổ chức và nhiều loại hình chương trình có thể được sử dụng để nâng cao công tác kiểm soát, sự phối hợp, năng suất hiệu quả và đổi mới sáng tạo. Có thể thấy các ví dụ trong các quy định và quy trình thủ tục chính thống, các đơn vị chuyên biệt, các đơn vị được phân cấp phụ trách theo sản phẩm, các phương tiện chuẩn hóa và các đội nhóm tự quản. Hình thức lãnh đạo gián tiếp thứ ba bao hàm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo tới văn hóa tổ chức, đó là các niềm tin và hệ giá trị chung của các thành viên. Nhà lãnh đạo có thể cố gắng tăng cường các niềm tin và hệ giá trị của văn hóa hiện tại hoặc thay đổi văn hóa. Có nhiều cách tác động ảnh hưởng đến văn hóa, có thể là gây ảnh hưởng trực tiếp (chẳng hạn như truyền đạt một tầm nhìn thuyết phục hay lãnh đạo bằng việc nêu gương) hoặc các hình thức ảnh hưởng gián tiếp như thay đổi cơ cấu tổ chức hay hệ thống đãi ngộ, khen thưởng. 

Direct vs. Indirect Leadership

Most theories about effective leadership focus on behaviors used to directly influence immediate subordinates, but a leader can also influence other people inside the organization. Indirect leadership has been used to describe how a chief executive can influence people at lower levels in the organization who do not interact directly with the leader. One form of indirect leadership by a CEO occurs when the direct influence of the CEO on immediate subordinates is transmitted down the authority hierarchy of an organization (e.g., from CEO to middle managers, to lower-level managers, to regular employees). The influence can involve changes in employees attitudes, beliefs, values, or behaviors. For example, a CEO who sets a good example of ethical and supportive behavior may influence similar behavior by employees at lower levels in the organizations. Another form of indirect leadership involves influence over formal programs, management systems, and structural forms. Many large organizations have programs or management systems intended to influence the attitudes, skills, behavior, and performance of employees. Examples include programs for recruiting, selection, and promotion of employees. A CEO can select only people with similar traits in order to develop a strong culture of shared values. Structural forms and various types of programs can be used to increase control, coordination, efficiency, and innovation. Examples include formal rules and procedures, specialized subunits, decentralized product divisions, standardized facilities, and self-managed teams. A third form of indirect leadership involves leader influence over the organization culture, which is defined as the shared beliefs and values of members. Leader may attempt either to strengthen existing cultural beliefs and values or to change them. There are many ways to influence culture, and they may involve direct influence (e.g., communicating a compelling vision or leading by example) or other forms of indirect influence, such as changing the organization structure or reward system. 

So sánh giữa lãnh đạo và quản lý

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý vẫn đang tiếp tục được tranh luận. Hiển nhiên, một người có thể là nhà lãnh đạo mà không phải là nhà quản lý (chẳng hạn trong trường hợp thực hiện việc lãnh đạo không chính thống) và một người có thể là nhà quản lý nhưng không thực hiện vai trò lãnh đạo. Sự phân biệt cực đoan nhất cho rằng, không thể tìm thấy vai trò quản lý và lãnh đạo ở cùng một người. Nói cách khác, một số người là nhà quản lý, còn những người khác là nhà lãnh đạo. Các định nghĩa thuộc nhóm này cho rằng nhà lãnh đạo và nhà quản lý có hệ giá trị không tương thích và có nhân cách khác nhau. Các nhà quản lý coi trọng tính ổn định, trật tự thứ bậc và năng suất hiệu quả; họ là những người vô cảm, ngại rủi ro và tập trung vào những kết quả ngắn hạn. Các nhà lãnh đạo coi trọng tính linh hoạt, đổi mới và thích ứng; họ quan tâm đến khía cạnh con người cũng như kết quả tác động kinh tế, họ có tầm nhìn dài hạn về mục tiêu và chiến lược. Các nhà quản lý lo làm sao hoàn thành công việc và họ cố gắng khiến mọi người thực thi tốt hơn. Các nhà lãnh đạo quan tâm đến những điều có ý nghĩa đối với mọi người và họ cố gắng khiến mọi người nhất trí về những việc quan trọng nhất cần hoàn thành. Nhà quản lý là những người tìm cách thực hiện tốt công việc và nhà lãnh đạo là những người xác định đúng công việc để làm. Các định nghĩa khác nhìn nhận lãnh đạo và quản lý như các vai trò hay quá trình riêng biệt, nhưng không cho rằng nhà lãnh đạo và nhà quản lý là những mẫu người khác nhau. Một số nhà lý luận mô tả lãnh đạo như một trong các vai trò của quản lý bao gồm việc tạo động lực cho nhân viên và tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công việc. Một số học giả đưa ra ý kiến rằng quản lý tìm cách tạo ra khả năng dự đoán tình hình và trật tự ổn định, trong khi lãnh đạo tìm cách tạo ra thay đổi của tổ chức. Cả hai vai trò đều cần thiết, nhưng sẽ có vấn đề nếu không duy trì được sự cân bằng thích hợp. Tầm quan trọng của lãnh đạo và quản lý phụ thuộc một phần vào hoàn cảnh. Một số khác định nghĩa quản lý như là mối quan hệ về thẩm quyền tồn tại giữa nhà quản lý và các nhân viên để tạo ra và cung ứng các hàng hóa, dịch vụ. Họ định nghĩa lãnh đạo như là mối quan hệ tạo ảnh hưởng đa chiều giữa nhà lãnh đạo và những người noi theo với chung mục đích là đạt được sự thay đổi thực sự. Dường như hầu hết các học giả đều nhất trí rằng sự thành công của nhà quản lý hay nhà hành chính trong các tổ chức hiện đại đều có sự góp phần của việc lãnh đạo. 

Leadership vs. Management

There is a continuing controversy about the difference between leadership and management. It is obvious that a person can be a leader without being a manager (e.g., an informal leader), and a person can be a manager without leading. The most extreme distinction involves the assumption that management and leadership cannot occur in the same person. In other words, some people are managers and other people are leaders. These definitions assume leaders and managers have incompatible values and different personalities. Managers value stability, order, and efficiency, and they are impersonal, risk adverse, and focused on short-term results. Leaders value flexibility, innovation, and adaptation; they care about people as well as economic outcomes, and they have a long-term perspective with regard to objectives and strategies. Managers are concerned about how things get done, and they try to get people to perform better. Leaders are concerned with what things mean to people, and they try to get people to agree about the most important things to be done. Managers are people who do things right, and leaders are people who do the right thing. Other definitions view leading and managing as distinct processes or roles, but they do not assume that leaders and managers are different types of people. Some theorists describe leadership as one of managerial roles that includes motivating subordinates and creating favorable conditions for doing the work. Some scholars propose that managing seeks to produce predictability and order, whereas leading seeks to produce organizational change. Both roles are necessary, but problems can occur if an appropriate balance is not maintained. The importance of leading and managing depends in part on the situation. Others define management as an authority relationship that exists between a manager and subordinates to produce and sell goods and services. They define leadership as a multidirectional influence relationship between a leader and followers with the mutual purpose of accomplishing real change. Most scholars seem to agree that success as a manager or administrator in modern organizations also involves leading. 

Tóm lược

Lãnh đạo đã và đang được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng hầu hết các định nghĩa đều chia sẻ nhận định rằng công tác này bao hàm quá trình gây ảnh hưởng, quan tâm tạo thuận lợi cho việc thực thi một nhiệm vụ chung. Mặt khác, các định nghĩa cũng khác nhau ở nhiều điểm, chẳng hạn như ai sử dụng sức ảnh hưởng này, người dự kiến thụ hưởng từ ảnh hưởng đó, phương tiện để sử dụng ảnh hưởng, và kết quả tác động của nỗ lực tạo ảnh hưởng. Một số nhà lý luận tán thành việc nhìn nhận lãnh đạo và quản lý như các vai trò và quá trình riêng rẽ. Hầu hết các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả lãnh đạo trong mối quan hệ với các hệ quả đối với những người noi theo và các bên liên quan khác của tổ chức. Hầu hết các học giả chỉ xử lý một khía cạnh hẹp của công tác lãnh đạo và hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều rơi vào các mạch nghiên cứu riêng biệt, chẳng hạn như về nét tính cách cá nhân, hành vi, quyền lực và các cách tiếp cận theo tình huống. Trong những năm gần đây có sự gia tăng nỗ lực nghiên cứu cắt ngang và hợp nhất các cách tiếp cận này. Định nghĩa sau đây bao hàm các thuật ngữ chính được sử dụng ngày càng thường xuyên: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến những người khác để hiểu và nhất trí về những việc cần hoàn thành và cách thức thực hiện việc đó, là quá trình tạo thuận lợi cho các nỗ lực của cá nhân và tập thể để đạt được các mục tiêu chung.

Summary

Leadership has been defined in many different ways, but most definitions share the assumption that it involves an influence process concerned with facilitating the performance of a collective task. Otherwise, the definitions differ in many respects, such as who exerts the influence, the intended beneficiary of the influence, the manner in which the influence is exerted, and the outcome of the influence attempt. Some theorists advocate treating leading and managing as separate roles or processes. Most researchers evaluate leadership effectiveness in terms of the consequences for followers and other organization stakeholders. Most scholars deal only with a narrow aspect of leadership, and most empirical studies fall into distinct lines of research such as the trait, behavior, power, and situational approaches. In recent years there has been an increased effort to cut across and integrate these approaches. The following definition of key terms is frequently used: leadership is the process of influencing others to understand and agree about what needs to be done and how to do it, and the process of facilitating individual and collective efforts to accomplish shared objectives./.

TS Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ)

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tiếng Anh dành cho người làm công tác tổ chức nhà nước - English for people working in the state organization sector

Ngày đăng 02/01/2025
Tạp chí Tổ chức nhà nước giới thiệu cùng bạn đọc.

ĐỐI SÁNH GIỮA PHÂN QUYỀN VÀ TẬP QUYỀN - DECENTRALIZATION VS. CENTRALIZATION

Ngày đăng 23/10/2024
Các cơ cấu quản trị trong các tổ chức công và tư đều thường quan tâm xử lý tình trạng căng thẳng giữa phương thức phân quyền (phân cấp) và tập quyền (tập trung hóa). Trong khi tập quyền tập trung thẩm quyền ra quyết định ở cấp cao nhất, thì phân quyền phân bổ quyền lực này theo nhiều cấp độ khác nhau trong tổ chức. Cả hai mô hình đều mang lại những cơ hội và thách thức riêng, đặc biệt là trong cách ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chiến lược, thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực và năng suất hiệu quả hoạt động tổng thể - Governance structures across public and private organizations often grapple with the tension between decentralization and centralization. While centralization concentrates decision-making authority at the top, decentralization distributes this power to various levels within an organization. Both models present unique opportunities and challenges, particularly in how they influence strategic planning, goal setting, resource allocation, and overall operational efficiency.

TÀI NĂNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NĂNG - TALENT AND TALENT MANAGEMENT

Ngày đăng 24/09/2024
Các nhà nước luôn nỗ lực tuyển dụng, giữ chân, đãi ngộ - khen thưởng và phát triển đội ngũ nhân viên công (cán bộ, công chức, viên chức) của mình. Tuy nhiên, họ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư, nơi thường thu hút những nhân tài hàng đầu nhờ các cơ hội và những gói thù lao hấp dẫn. Nếu các cơ quan nhà nước không thể tuyển dụng và giữ chân được những cá nhân có năng lực sẽ ảnh hưởng tới năng suất hiệu quả và làm trầm trọng thêm những khuyết yếu trong chu trình quản trị quốc gia. Điều này cũng khiến cho khu vực công gặp thách thức phức tạp hơn khi quản lý việc thực thi ngày càng được chú trọng và khi trách nhiệm giải trình, kết quả công tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, "cuộc chiến giành nhân tài" đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các hệ thống công vụ trên toàn cầu, trong quá trình xây dựng một lực lượng lao động có động lực, kỹ năng nhằm cung ứng dịch vụ công hiệu quả và thúc đẩy những kết quả tác động tích cực cho xã hội - Governments are constantly striving to recruit, retain, reward, and develop their pool of public employees. However, they face fierce competition from the higher-paying private sector, which often attracts top talent with more lucrative compensation packages and opportunities. When governments are unable to recruit and retain capable individuals, it exacerbates a vicious cycle of weak governance and inefficiency. This challenge is compounded by the growing emphasis on performance management in the public sector, where accountability and results are more critical than ever. As a result, the "war for talent" has become a top priority for civil services worldwide, as they seek to build a skilled and motivated workforce capable of delivering public services effectively and driving positive societal outcomes.   

Nâng cao động lực trong lực lượng lao động khu vực công - Enhancing motivation in the public sector workforce

Ngày đăng 30/08/2024
Động lực là một yếu tố then chốt, vì nhân viên là nền tảng sức mạnh của bất kỳ tổ chức nào. Động lực có ảnh hưởng lớn đến các kết quả ảnh hưởng thiết yếu như duy trì sự gắn bó với công việc và giữ chân nhân viên lâu dài. Trong lĩnh vực hành chính công và khu vực thứ ba, động lực nội sinh và động lực vị tha đặc biệt quan trọng. Motivation is a critical factor, as employees form the backbone of any organization. It greatly impacts essential outcomes like sustained work engagement and long-term employee retention. In public administration and the third sector, intrinsic and altruistic motivations are particularly vital.

Hoạch định lực lượng lao động, tuyển mộ và tuyển chọn - Workforce Planning, recruitment, and selection

Ngày đăng 15/07/2024
Hoạch định lực lượng lao động (hoạch định nguồn nhân lực) tạo thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược thích hợp để thu hút, giữ chân và phát triển tài năng phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Công tác này bao gồm việc thực hiện các chương trình đào tạo theo mục tiêu, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp và các sáng kiến lập quy hoạch kế cận nhằm xây dựng một lực lượng lao động vững mạnh và thích ứng. Thông qua cách tiếp cận đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý nguồn nhân lực, hoạch định lực lượng lao động giúp các tổ chức tối ưu hóa lực lượng lao động, nâng cao sự gắn kết của nhân viên và cuối cùng là đạt được các mục tiêu của tổ chức - Workforce planning (Human resources planning) facilitates the development of tailored strategies to attract, retain, and develop talent in alignment with organizational objectives. This includes implementing targeted training, career development opportunities, and succession planning initiatives to build a resilient and adaptable workforce. Through a holistic and integrated approach to managing human resources, workforce planning helps organizations optimize their workforce, improve employee engagement, and ultimately achieve organizational goals.

Tiêu điểm

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 21/01, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.