Hà Nội, Ngày 04/05/2024

Ở Đức, tôi không thấy chương trình nào dùng ngân sách cho công chức học thạc sĩ, tiến sĩ

Ngày đăng: 07/06/2022   10:12
Mặc định Cỡ chữ
Theo Tiến sĩ Lê Đức Dũng, ở Đức, các công chức thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng đó chỉ là chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hoặc thường niên.

Tiến sĩ Lê Đức Dũng. (Ảnh: Thomas Obermeier)

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Lê Đức Dũng - chuyên gia nghiên cứu ung thư máu và ghép tế bào gốc, hiện làm việc tại Đức đã có những chia sẻ xoay quanh công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng công chức ở Đức.

Phóng viên: Thưa Tiến sĩ, ở Đức, nguyên tắc và tiêu chuẩn năng lực trong tuyển chọn công chức được quy định như thế nào? Những vị trí việc làm nào ưu tiên tuyển dụng người có trình độ chuyên môn cao từ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Về cơ bản, ở Đức có công chức liên bang làm việc trong các cơ quan liên bang và công chức của bang làm trong các cơ quan do bang quản lý. Mỗi bang đều có luật và quy định riêng nên tiêu chuẩn năng lực trong tuyển chọn công chức cũng khác nhau. Do đó, sẽ không có tiêu chuẩn chung cho tất cả các bang.

Để tham gia thi tuyển, ứng viên phải đảm bảo một số nguyên tắc. Ứng viên phải có quốc tịch Đức hoặc EU, một số trường hợp ngoại lệ mang quốc tịch khác nhưng vẫn được chấp nhận.

Về mặt trình độ, tuỳ theo vị trí việc làm, các cơ quan sẽ yêu cầu trình độ và bằng cấp của ứng viên tương ứng. Ở Đức, hệ thống công chức được chia theo nhiều thứ bậc, thường là 4 bậc từ thấp đến cao.

Ví dụ, công chức cấp thấp chỉ cần có bằng tốt nghiệp cấp 2 và sau đó học việc từ 6 tháng là đủ điều kiện làm việc. Công chức cấp trung bình cần có bằng cấp 2 trở lên và tốt nghiệp học nghề 3 năm. Yêu cầu tối thiểu đối với công chức ở bậc cao hơn nữa là phải có bằng tốt nghiệp đại học ứng dụng. Cuối cùng, công chức ở cấp cao nhất cần đạt trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên.

Ở Đức, trường đại học thường thuộc về các bang nên hầu hết giáo sư đều là công chức. Một số nhà khoa học, giảng viên cũng là công chức, họ thường có trình độ học vấn từ tiến sĩ trở lên.

Tuy nhiên, ngoài môi trường đại học thì một số nhiệm sở trong các chính quyền có những vị trí đòi hỏi công chức phải có bằng cấp cao, ví dụ như nhiệm sở y tế, cơ quan giáo dục và nghiên cứu khoa học, cơ quan thú y, tài nguyên môi trường, xây dựng - đô thị... Trong những cơ quan này, nhiều vị trí yêu cầu nhân sự phải đủ năng lực học thuật để quản lý, đánh giá và tư vấn các vấn đề liên quan mà họ được phân công phụ trách.

Thông thường với các vị trí này, cơ quan sẽ tuyển những người đã có bằng cấp tương ứng theo yêu cầu. Theo tôi tìm hiểu, ở Đức, rất ít ứng viên đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ sau khi đã trở thành công chức, nếu có thì trường hợp này thường có sự thoả thuận từ phía cơ quan chủ quản với các công chức.

Phóng viên: Theo ông, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Đức khác gì so với Việt Nam, cụ thể là một số thành phố lớn như Hà Nội? Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ở Đức sẽ được chi từ nguồn nào?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Theo như tôi được biết, các công chức ở Đức vẫn thường xuyên được đào tạo, huấn luyện, bổ sung chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến công việc họ quản lý. Tuy nhiên, đó chỉ các là chương trình đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện ngắn hoặc thường niên.

Tại Đức, tôi không thấy bất kỳ một chương trình nào dùng ngân sách nhà nước để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho công chức đương nhiệm. Đối với các nguồn để trả lương cho công chức hầu hết sẽ được chi từ ngân sách nhà nước, hay chính xác hơn là từ nguồn thuế do nhà nước thu.

Phóng viên: Ở Đức, các chức danh và trình độ học thuật có gắn với cơ hội thăng tiến?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Không chỉ ở Đức mà hầu hết các quốc gia khác, trình độ học thuật thường gắn liền với cơ hội thăng tiến trong công việc, kể cả trong các cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước.

Tuy nhiên, dù có bằng cấp, công chức vẫn phải chứng minh được thực lực qua công việc thực tế. Tại Đức, trong các cơ quan chính quyền, đa phần những người làm việc ở vị trí cao sẽ có trình độ học vấn cao tương đương. Đây cũng là những nhà quản lý có năng lực và bằng cấp họ đạt được thường là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu trước khi họ vào làm cho các cơ quan chính quyền. Đối với lĩnh vực không yêu cầu bằng cấp cao thì cơ hội cạnh tranh cho người có năng lực là như nhau.

Phóng viên: Chế độ đãi ngộ, thu hút, giữ chân người tài ở khu vực công được Chính phủ Đức quan tâm như thế nào, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Việc thu hút và giữ chân người tài các cơ quan công quyền luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm. Ở Đức, các công chức được hưởng khá nhiều ưu đãi như có vị trí công việc ổn định, được miễn nhiều loại thuế và bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội...

Bên cạnh đó, công chức còn được nhận tiền hỗ trợ gia đình cho con cái và cho chồng hoặc vợ trong một số trường hợp. Do vậy, tổng thu nhập sau thuế của công chức khá cao so với mặt bằng chung. Khi về hưu, họ cũng được hưởng tỉ lệ lương hưu cao hơn so với những người không phải là công chức.

Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ./.

Theo: giaoduc.net.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Bài học về quy hoạch, lựa chọn cán bộ nhìn từ Trung Quốc

Ngày đăng 03/05/2024
“Từ ngày về hưu, tôi đọc và nghiên cứu Trung Quốc rất nhiều, nhất là công tác cán bộ để thấy vì sao họ phát triển. Quản lý đất nước 1,4 tỷ người đâu đơn giản. Học kinh nghiệm đấy chứ học đâu nữa” - ông Nguyễn Đức Hà chia sẻ với VietTimes.

Người Việt đầu tiên nhận visa nhân tài của Mỹ

Ngày đăng 28/04/2024
Doanh nhân Ngô Công Trường là người Việt Nam đầu tiên nhận visa nhân tài của Mỹ, và là 1 trong 4 vị quản lý trẻ tuổi nhất lịch sử Tập đoàn Kimberly Clark.

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Tiêu điểm

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ: Sinh hoạt chuyên đề chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn, phong trào thanh niên năm 2024 và thiết thực chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), sáng 04/5/2024, Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ tổ chức chương trình “Sinh hoạt chính trị, về nguồn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” với các hoạt động: Dâng hương và thăm quan Di sản lịch sử - văn hóa Hoàng Thành Thăng Long; thăm nhà và dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.