Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Khoảng 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá đầu độc hành tinh mỗi năm

Ngày đăng: 31/05/2022   13:35
Mặc định Cỡ chữ
Mỗi năm ngành công nghiệp thuốc lá lấy đi tính mạng của hơn 8 triệu người, làm mất 600 triệu cây xanh, 200.000 ha đất trồng trọt, tiêu tốn 22 tỷ tấn nước và thải ra 84 triệu tấn CO2.
Đầu lọc thuốc lá gây ô nhiễm đại dương, sông, vỉa hè, công viên, đất và bãi biển. (Ảnh: Reuters)

Nhân Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thông tin mới về tác hại của thuốc lá đối với môi trường và sức khỏe con người.

Trên cơ sở đó, WHO kêu gọi thế giới cần có biện pháp để ngành công nghiệp thuốc lá phải có trách nhiệm hơn đối với những hệ lụy mà nó đang gây ra. 

Phần lớn thuốc lá được trồng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - những quốc gia thường rất cần nước và đất nông nghiệp để sản xuất lương thực cho khu vực. Thay vào đó, quỹ đất tại đây đang được sử dụng để trồng cây thuốc lá gây chết người.

Báo cáo "Thuốc lá đang đầu độc hành tinh của chúng ta" nhấn mạnh lượng khí thải carbon của ngành sản xuất, chế biến và vận chuyển thuốc lá tương đương 20% lượng CO2 mà ngành hàng không thương mại thải ra mỗi năm, góp phần làm tăng sự nóng lên toàn cầu.

“Các sản phẩm thuốc lá xả nhiều rác thải nhất trên hành tinh, chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại - những chất sẽ xâm nhập môi trường của chúng ta khi chúng được thải ra. Khoảng 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá gây ô nhiễm đại dương, sông, vỉa hè, công viên, đất và bãi biển mỗi năm”, Tiến sĩ Ruediger Krech, Giám đốc Nâng cao sức khỏe của WHO, cho biết.

Các sản phẩm như điếu thuốc lá, thuốc lá không khói và thuốc lá điện tử cũng góp phần làm tăng ô nhiễm rác thải nhựa. Đầu lọc thuốc lá chứa vi nhựa và tạo thành dạng ô nhiễm nhựa cao thứ hai trên toàn thế giới.

Dù ngành công nghiệp thuốc lá vẫn triển khai chương trình tiếp thị sản phẩm, nhưng không có bằng chứng cho thấy, đầu lọc có bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe con người. WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách coi đầu lọc thuốc lá là loại nhựa sử dụng một lần và cân nhắc cấm sử dụng đầu lọc thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Điều đáng chú ý là người đóng thuế đang phải "gánh" chi phí dọn dẹp các sản phẩm thuốc lá vứt bừa bãi, mà không phải ngành công nghiệp thuốc lá. Ước tính, chi phí dọn dẹp mỗi năm tại Trung Quốc là khoảng 2,6 tỷ USD, Ấn Độ khoảng 766 triệu USD, trong khi Brazil và Đức là hơn 200 triệu USD.

Tuy nhiên, các nước như Pháp, Tây Ban Nha và các thành phố như San Francisco, California ở Mỹ, đã tuân thủ Nguyên tắc Người gây ô nhiễm trả tiền cũng như thực hiện thành công “luật trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng”, khiến ngành công nghiệp thuốc lá phải có trách nhiệm giải quyết tình trạng ô nhiễm do chính ngành này gây ra.   

WHO kêu gọi các quốc gia và thành phố làm theo những hình mẫu này, đồng thời hỗ trợ người nông dân trồng thuốc lá chuyển sang cây trồng bền vững, đánh thuế cao đối với thuốc lá (cũng có thể bao gồm thuế môi trường) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để giúp người dân bỏ thuốc lá./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.