Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Bàn về các tiêu chí xác định nghiệp đoàn, nhóm xã hội, mạng lưới xã hội

Ngày đăng: 07/10/2021   15:51
Mặc định Cỡ chữ
Thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế và trở thành thành viên của các tổ chức khác nhau, như: Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình Dương (TPP)… Theo đó, cùng với tổ chức công đoàn, xuất hiện loại hình tổ chức nghiệp đoàn để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong các cơ sở sản xuất và xã hội. Từ đó cho thấy việc định hình khái niệm với các tiêu chí (hay đặc điểm cơ bản) của nghiệp đoàn là cần thiết, làm cơ sở cho việc điều chỉnh pháp luật khi có tranh chấp lao động cũng như quản lý đối với loại hình tổ chức này trên thực tế.  
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tiêu chí xác định nghiệp đoàn

Cho đến nay chưa có nhận thức thống nhất đối với khái niệm nghiệp đoàn, mỗi quan niệm dựa trên cách tiếp cận của mình để đưa ra quan niệm phù hợp. Theo Từ điển tiếng Việt: nghiệp đoàn "là tổ chức của những người cùng nghề nghiệp, để bảo vệ lợi ích chung"(1). Ở một góc độ khác "nghiệp đoàn" tồn tại cùng với khái niệm "nghiệp chủ" và hai chủ thể của khái niệm có phần đối lập với nhau về lợi ích trên thực tế. Hoặc theo quy định của Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức thì nghiệp đoàn tương tự như công đoàn của Việt Nam… 

Thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế và trở thành thành viên của các tổ chức khác nhau, như: Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Theo đó, cùng với tổ chức Công đoàn, xuất hiện loại hình tổ chức nghiệp đoàn (NĐ) để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong các cơ sở sản xuất và xã hội. Từ đó cho thấy việc định hình khái niệm với các tiêu chí (hay đặc điểm cơ bản) của NĐ là cần thiết, làm cơ sở cho việc điều chỉnh pháp luật khi có tranh chấp lao động cũng như quản lý đối với loại hình tổ chức này trên thực tế.  

Tuy chưa có sự thống nhất nhưng căn cứ vào những quan niệm hiện có như: Từ điển tiếng Việt; Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03/02/2020 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Luật về quan hệ lao động quốc gia của Hoa Kỳ và một số tư liệu, bước đầu có thể định hình khái niệm NĐ như sau: là tổ chức có tên gọi cụ thể theo ngành, nghề, được thành lập trên cơ sở pháp lý xác định với số lượng thành viên tối thiểu theo quy định, nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi chính đáng của người lao động tự do theo địa bàn hoặc trong doanh nghiệp, có hình thức tổ chức và cách thức hoạt động phù hợp quy định pháp luật.

Quan niệm nêu trên cho thấy các tiêu chí xác định NĐ là:

Thứ nhất, là tổ chức có tên gọi cụ thể theo ngành, nghề mà NĐ đó hoạt động. Ví dụ: NĐ bốc xếp chợ Bình Tây, NĐ nghề cá Việt Nam; 

Thứ hai, được thành lập trên cơ sở pháp lý xác định với số lượng thành viên tối thiểu theo quy định(2). Tiêu chí này cho thấy điều kiện thành lập NĐ đơn giản hơn so với những tổ chức khác, nhất là những tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở nước ta.

Thứ ba, nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi chính đáng của người lao động tự do theo địa bàn hoặc trong doanh nghiệp. Tiêu chí này không chỉ thể hiện mục đích hoạt động của NĐ mà còn là dấu hiệu để phân biệt giữa NĐ với  tổ chức công đoàn và một số hội cùng lĩnh vực hoạt động; 

Thứ tư, có hình thức tổ chức và cách thức hoạt động phù hợp với quy định pháp luật. NĐ là tổ chức, do vậy cho dù là đơn giản thì cũng có hình thức tổ chức nhất định như số lượng thành viên tối thiểu, người sáng lập, nhiệm vụ của thành viên… Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với hoạt động của tổ chức như: phân loại theo chủ thể hoạt động có cá nhân, tổ chức; phân loại theo mục đích hoạt động: bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động… cho dù theo loại nào thì yêu cầu đối với các hoạt động là phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Mặt khác, phải theo nguyên lý luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế và luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia. Theo đó, phù hợp với quy định pháp luật bao gồm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia.

So sánh quan niệm trên về NĐ với công đoàn của Việt Nam cho thấy có sự tương đồng như: cùng là tổ chức, mục đích thành lập và chức năng là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động… Nhưng cũng có những khác biệt rất lớn như:

Một là, về tính chất của tổ chức. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng. NĐ là tổ chức xã hội của người lao động có cùng ngành, nghề;

Hai là, về vị trí, vai trò. Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội;

Ba là, về trách nhiệm, quyền hạn. Công đoàn Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân trên cơ sở gắn với lợi ích của quốc gia, dân tộc; có chức năng đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Bốn là, về phạm vi tổ chức. Công đoàn có ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Trong khi đó, NĐ hoạt động theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động.

Tiêu chí xác định nhóm xã hội

Cũng giống như các khái niệm khác trong khoa học, nhóm xã hội được nghiên cứu từ nhiều giác độ khác nhau, theo đó có những cắt nghĩa tương ứng:

J.P.Chaplin tác giả của Từ điển Tâm lý học được Dell xuất bản ngày 01/9/1985 cắt nghĩa: Nhóm là sự tập hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi một số mục đích giống nhau;

Hoặc John.C.Bringham, R.Schlenker tác giả của cuốn Ý thức hệ và định kiến, cho rằng: Nhóm là một tập hợp của hai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi. Nhóm là một đơn vị tồn tại có tổ chức, các thành viên nhóm có cùng chung những lợi ích và các mục đích … 

Thực tiễn Việt Nam, chúng tôi cho rằng khái niệm "nhóm xã hội" cần phản ánh được các đặc điểm sau đây: có một số lượng thành viên tối thiểu (từ hai người trở lên); các thành viên của nhóm có chung mục đích hoạt động và cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt tới mục đích đó, vì lợi ích tập thể và vì sự tiến bộ chung; mỗi thành viên trong nhóm có vị trí, vai trò nhất định gắn với một công việc cụ thể của nhóm và có thể thay đổi theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; mối quan hệ giữa các thành viên tương đối bền vững, phụ thuộc vào nhau, sự việc xảy ra với người này có ảnh hưởng tới người khác; hoạt động của các thành viên trong nhóm có sự tương tác, chia sẻ, ảnh hưởng đến nhau trực tiếp hoặc gián tiếp; sự tác động giữa các thành viên trong nhóm có thể dựa trên những quy tắc, tiêu chuẩn riêng.

Từ đó có thể đưa ra quan niệm "nhóm xã hội" là tập hợp tương đối bền vững từ hai người trở lên, cùng chung mục đích hoạt động, mỗi thành viên có vị trí, vai trò khác nhau nhưng mối quan hệ và hoạt động của họ dựa trên sự chia sẻ trách nhiệm, vì lợi ích chung, có sự tương tác, ảnh hưởng đến nhau trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể thay đổi theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. 

Tiêu chí xác định mạng lưới xã hội

"Mạng lưới xã hội" - Social network được Nhà nhân học người Anh J.A. Barnes đưa ra năm 1954 khi phân tích các mối liên hệ giữa các thành viên trong cộng đồng tổ chức xã hội tại Bremnes. Theo Barnes, mạng lưới xã hội là “Các mối quan hệ của con người”(3).  

Một số tác giả khác của nước ngoài cho rằng, mạng lưới xã hội là nguồn lực gắn liền với quan hệ xã hội và vốn xã hội; vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội; vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội; mạng lưới xã hội là một thành tố của vốn xã hội; cần quan sát vốn xã hội thông qua mạng lưới xã hội(4)…

Các nghiên cứu trong nước cũng được nhiều tác giả đề cập như: GS.TS Lê Ngọc Hùng cho rằng, mạng lưới xã hội là “Phức hợp các mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng. Các mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo, chằng chịt lẫn nhau từ quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, láng giềng, cho tới các quan hệ trong tổ chức, đoàn thể…”(5). PGS.TS Vương Xuân Trinh thì cho rằng: Mạng lưới xã hội - Social network là cấu trúc xã hội do cá nhân hay tổ chức tạo lập qua các điểm nút (Node) được gắn bó bằng một hay nhiều kiểu phụ thuộc lẫn nhau như bạn bè, họ hàng, mối quan tâm chung, trao đổi về tài chính cũng như sự ghét bỏ, quan hệ giới, hoặc các mối quan hệ về niềm tin, tri thức hay uy tín(6). 

Mỗi quan niệm đều phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu, tuy vậy với góc độ tiếp cận khái quát, chúng tôi thể hiện sự chia sẻ nhiều hơn với quan niệm của PGS.TS Vương Xuân Trinh. Theo đó, nêu thêm một số so sánh với khái niệm NĐ và nhóm xã hội là đối tượng trao đổi của bài viết này:

Thứ nhất, mạng lưới xã hội không chỉ thể hiện cấu trúc phức tạp của xã hội, mà còn thể hiện các mối quan hệ khác nhau phức tạp hơn nhiều so với NĐ và nhóm xã hội;

Thứ hai, so với nhóm xã hội và NĐ thì mạng lưới xã hội có những điểm tương đồng như chủ thể đều là con người trong xã hội; 

Thứ ba, điểm khác biệt thể hiện trên một số phương diện như NĐ là tổ chức, còn nhóm xã hội, mạng lưới xã hội tồn tại với đúng tính chất và tên gọi của nó; chủ thể mối quan hệ nội tại đa dạng hơn…

Một số nội dung trao đổi trên, hy vọng sẽ góp phần cung cấp thông tin và tạo lập cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tham.khảo trong quá trình xây dựng, ban hành, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật liên quan nhằm quản lý một cách tốt nhất và phát huy tối đa các nguồn lực xã hội cho sự phát triển chung của đất nước./. 

------------------------------------

Ghi chú:

(1), (2) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007.

(3) Barnes, J. A.1954. "Class  and Committees  in  a  Norvegian  Island  Parish". Human Relations, VII, 1: 39-58.

(4) Đào Ngọc Tuấn: Mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xã hội học, Hà Nội, 2017.

(5) Lê Ngọc Hùng: Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: Trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên. Tạp chí Xã hội học, số 2 (82), 2003, tr.67-75.

(6) Tạp chí Dân tộc học, số 2 - 2019, tr.3.

 

TS Tạ Ngọc Hải - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

ThS Trần Thị Bích Ngọc - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

tcnn.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

ĐBQH - PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lịch sử, địa lý, văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Ngày đăng 15/04/2024
Đến năm 2025, cả nước dự kiến có hơn 600 đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập và việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới này là vấn đề hiện đang được dư luận rất quan tâm. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc đặt tên cần thể hiện được dấu ấn, truyền thống văn hóa, lịch sử địa lý… của địa phương.

Vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Ngày đăng 05/04/2024
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đột phá chiến lược về thể chế. Bài viết tập trung nghiên cứu các yêu cầu đặt ra trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Công vụ và sự thay đổi hướng tới trả lương theo vị trí việc làm

Ngày đăng 29/03/2024
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việt Nam đang chuyển đổi sang mô hình công vụ vị trí việc làm và hướng đến trả lương theo vị trí việc làm. Bài viết phân tích, trao đổi về công vụ và các mô hình công vụ cùng với vấn đề vị trí việc làm để hướng tới trả lương theo vị trí việc làm.

Những nội dung cơ bản trong chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên

Ngày đăng 22/03/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên, khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”(1). Vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, quan điểm về sự nghiệp “trồng người” trở thành tư tưởng xuyên suốt, góp phần chuẩn bị và xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu, dẫn dắt thanh niên trở thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính

Ngày đăng 19/03/2024
Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức(1). VBHC là phương tiện không thể thiếu để các cơ quan, tổ chức truyền đạt các thông tin quản lý và ban hành các quyết định quản lý. VBHC cũng là sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của của cơ quan, tổ chức nói chung, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nói riêng.