Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Cam kết chia sẻ vaccine ngừa Covid-19 của các nhà lãnh đạo G7

Ngày đăng: 11/06/2021   16:56
Mặc định Cỡ chữ
Ngay trước thềm Hội nghị cấp cao G7 tại Anh, hầu hết các nhà lãnh đạo nhóm này đều đưa ra cam kết chia sẻ hàng trăm triệu liều vaccine ngừa Covid-19 để thế giới sớm vượt qua đại dịch.
Lực lượng an ninh bảo vệ Hội nghị cấp cao G7 tại Anh.

Ngày 10/6/2021, phát biểu từ khu nghỉ dưỡng Vịnh Carbis thuộc hạt Cornwall (Anh), Tổng thống Mỹ Joe Biden cảm ơn các nhà lãnh đạo G7 đã công nhận trách nhiệm của mình trong việc tiêm chủng cho toàn thế giới. 

Ông Biden tuyên bố: "Mỹ sẽ cung cấp nửa tỷ liều vaccine mà không có điều kiện ràng buộc kèm theo". Ông chủ Nhà Trắng khẳng định, Mỹ sẽ là "kho chứa vaccine" trong cuộc chiến chống Covid-19. Ông cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới thực hiện phần việc của mình để giúp chấm dứt đại dịch.

Ông Biden có kế hoạch mua và quyên góp 500 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Pfizer cho hơn 90 quốc gia. Hãng dược Pfizer của Mỹ và đối tác Đức BioNTech sẽ cung cấp 200 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong năm nay và 300 triệu liều tiếp theo trong nửa đầu năm 2022. Sau đó, Mỹ sẽ phân phối vaccine cho 92 quốc gia có thu nhập thấp hơn và Liên minh châu Phi (AU).

Trước khi tham dự Hội nghị cấp cao G7, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo, nhóm này sẽ cam kết phân phối vaccine để tiêm chủng cho thế giới đến cuối năm 2022, với hàng triệu liều vaccine của Anh.

Ông Johnson tuyên bố Anh sẽ quyên góp ít nhất 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Từ nay đến tháng 9/2021, Anh sẽ chia sẻ năm triệu liều cho các nước nghèo nhất. Anh sẽ chia sẻ 25 triệu liều tiếp theo trong những ngày còn lại của năm 2021. Sau đó, nước này sẽ ủng hộ 70 triệu liều còn lại trong năm 2022. 

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Liên hiệp châu Âu (EU) hướng tới ủng hộ ít nhất 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2021. Trong đó, Pháp và Đức mỗi nước ủng hộ 30 triệu liều, Italy quyên góp 15 triệu liều. Pháp cho biết, nước này đã hỗ trợ 184 nghìn liều vaccine của AstraZeneca cho Senegal thông qua chương trình COVAX. 

Nhật Bản cho biết sẽ quyên góp cho COVAX khoảng 30 triệu liều vaccine được sản xuất trong nước. Theo Reuters, Canada đang trong quá trình thảo luận để quyên góp vaccine thông qua cơ chế COVAX.

Trước khi các nhà lãnh đạo đưa ra cam kết nêu trên, COVAX đã nhận được cam kết ủng hộ với khoảng 150 triệu liều vaccine. Với con số này, COVAX vẫn cách xa mục tiêu bảo đảm 250 triệu liều vào tháng 9 và một tỷ liều vào cuối năm nay.

COVAX, chương trình vaccine do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh Vaccine toàn cầu (GAVI) cùng chịu trách nhiệm, có kế hoạch đến cuối năm 2021 sẽ cung cấp hai tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Đến nay, hơn 2,2 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm trên toàn cầu, trong đó khoảng 560 triệu liều được trao cho các nước thành viên G7 (gồm Đức, Mỹ, Pháp, Italy, Nhật Bản, Canada và Anh). Phần lớn các loại vaccine ngừa Covid-19 được phê duyệt trên thế giới hiện nay là vaccine gồm hai mũi tiêm./.

Theo: nhandan.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.