Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Hơn 86 triệu người trên thế giới mắc COVID-19

Ngày đăng: 05/01/2021   14:50
Mặc định Cỡ chữ
Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng ngày 05/01/2021 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 86.082.446 ca, trong đó 1.859.770 ca tử vong và 61.027.099 ca đã được chữa khỏi.
Hành khách đến phòng kiểm tra COVID-19 tại sân bay Amsterdam Schiphol, Hà Lan.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 522.651 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ở mức cao, với 182.803 ca nhiễm mới và 1.916 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 21.345.689 ca và 362.054 ca.

Đứng thứ hai về số ca nhiễm là Ấn Độ với 10.357.569 ca, trong khi số ca tử vong đứng thứ ba với 149.886 ca. Với 7.754.560 ca nhiễm, Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc, song đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 196.591 ca.

Bắc Mỹ vượt châu Âu trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới với 24.418.227 ca, trong khi con số ở châu Âu là 24.393.966 ca. Tiếp đến là châu Á với 20.974.609 ca và Nam Mỹ với 13.379.256 ca.  Châu Phi (2.867.078 ca) và châu Đại Dương (48.589 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Bắc Mỹ ghi nhận tổng số 24.418.227 ca nhiễm sau khi có thêm 204.356   ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 525.319 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ tiếp tục dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca nhiễm. Tiếp theo đó là Mexico với 1.448.755 ca nhiễm, 127.213 ca tử vong.

Trong khi đó, Anh đang là điểm nóng dịch bệnh tại châu Âu khi số ca nhiễm mới trong ngày 4/1 cao chưa từng thấy (58.784 người), cùng với 407 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 tại nước này lên 75.431 người. Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng tại nước này, Thủ tướng Anh Boris Johnson sáng 5/1 (giờ Việt Nam) đã quyết định triển khai đợt phong tỏa 6 tuần cấp độ cao nhất tại xứ England, vốn chiếm phần lớn dân số Vương quốc Anh.

Số ca mắc COVID-19 ở châu Á đã lên tới 20.974.609 ca, trong đó 341.771 ca đã tử vong. Riêng trong ngày hôm qua, khu vực này ghi nhận thêm  75.376 ca nhiễm mới.  Tại châu Á, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã công bố quy định kéo dài thời gian cách ly từ 14 ngày lên thành 21 ngày đối với những người nhập cảnh từ nước ngoài để phòng dịch.

Tại Thái Lan, với số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua lên tới 745 người - mức cao nhất từ trước tới nay, Chính phủ Thái Lan đã xếp 28 tỉnh, thành, trong đó thủ đô Bangkok, là các khu vực có nguy cơ cao, đồng thời yêu cầu người dân làm việc ở nhà, tránh tụ tập hoặc đi ra ngoài tỉnh.

Nam Mỹ ghi nhận 13.379.256  ca nhiễm sau khi có thêm 44.443 ca nhiễm mới trong ngày qua,  trong đó có 366.191 ca đã tử vong. Tại Nam Mỹ, Brazil, Colombia và Argentina là những nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với các con số lần lượt là 7.754.560; 1.686.131 và 1.648.940.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 21.753, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 2.867.078 ca,  trong đó 68.030 ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19, với 1.113.349 ca, trong đó 30.011 ca đã tử vong.

Trong khi đó, châu Đại Dương có thêm 83 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 48.589 ca, trong đó có 1.066 ca tử vong. Australia là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong khu vực, với 28.504 ca, trong đó 909 người đã tử vong./.

Theo: dangcongsan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.