Hà Nội, Ngày 26/04/2024

WHO nhận định châu Âu đang là tâm dịch Covid-19

Ngày đăng: 28/10/2020   10:32
Mặc định Cỡ chữ
Tính đến 6 giờ ngày 28/10/2020, toàn thế giới đã ghi nhận 44.217.066 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.171.071 ca tử vong.

Châu Âu

Người đứng đầu cơ quan khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Micheal Ryan đánh giá, châu Âu đang là tâm dịch Covid-19 khi số ca nhập viện điều trị tăng nhanh và đang khiến các trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe quá tải. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã ban bố lệnh giới nghiêm và quy định một loạt biện pháp hạn chế mới để ứng phó với tình hình dịch bệnh có chiều hướng xấu đi hiện nay. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và hiện đang tự cách ly.

Số ca mắc Covid-19 tại Đức đang tăng rất nhanh

Ngày 27/10/2020, Ba Lan ghi nhận thêm 16.300 ca mắc Covid-19, mức cao nhất trong một ngày. Tính đến nay, tổng số ca mắc Covid-19 tại Ba Lan là 263.929 ca, trong đó có 4.483 ca tử vong. Còn Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier thừa nhận, Đức đang phải đối phó với số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân. Hiện, số ca nhiễm mới tại Đức đang tăng khoảng 70-75% so với tuần trước, ở mức trên 10.000 ca/ngày. Chính quyền thành phố Nuremberg đã quyết định hủy phiên chợ Giáng sinh năm nay do dịch bệnh.

Đan Mạch cũng ghi nhận thêm 1.056 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, mức cao nhất trong một ngày từ trước tới nay. Trong bối cảnh số ca mắc mới Covid-19 tiếp tục tăng cao, nhà chức trách nước này đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới. Theo đó, các cửa hàng không được phép bán đồ uống có cồn sau 22h và giảm số người được phép tụ tập từ 50 xuống còn 10 người. Bất kỳ ai vi phạm các quy định phòng, chống dịch sẽ bị phạt.

Trong một động thái tương tự, nhà chức trách Nga đã siết chặt các biện pháp phòng dịch, trong đó có yêu cầu người dân trên khắp cả nước đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng. Nhà chức trách cũng cấm tổ chức các sự kiện công cộng, đóng cửa các quán bar, nhà hàng từ 23 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau. Các quy định trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/10/2020. Trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 320 ca tử vong, mức cao nhất trong một ngày từ trước tới nay, đưa tổng số ca tử vong lên 26.589 ca.

Cộng hòa Séc cũng đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ 59 hôm sau, bắt đầu từ hôm nay (28/10). Trong thời gian này, nếu không có việc cần thiết, người dân sẽ không được phép ra khỏi nhà. Các cửa hàng bán lẻ, trừ trạm xăng và hiệu thuốc, sẽ không được phép bán hàng trong cả ngày chủ nhật và trong khung giờ từ 20 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau vào các ngày khác. Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực cho đến khi tình trạng khẩn cấp hết hạn vào ngày 03/11 tới. Tuy nhiên, chính phủ có thể sẽ gia hạn biện pháp này.

Tại Anh, nhà chức trách đã ra lệnh cấm tổ chức trò chơi xin kẹo truyền thống của trẻ em trong lễ hội Halloween, diễn ra vào ngày 31/10 sắp tới, tại các khu vực ở vùng England. Số ca nhiễm tại nước này đang tăng cao, trung bình trên 12.000 người/ngày, trong khi số ca tử vong cũng tăng gấp đôi kể từ ngày 13/10, lên 2.337 người, gây áp lực cho các cơ sở y tế tại bệnh viện. Trong hai tuần qua, Chính phủ Anh đã 3 lần siết chặt các biện pháp hạn chế.

Trong khi đó, tại Italia, số ca mắc Covid-19 cũng đang tăng mạnh, buộc Bộ Ngoại giao nước này phải khuyến cáo công dân không thực hiện các chuyến đi đến những nước châu Âu khác.

Châu Á

Ngày 27/10, Indonesia thông báo có thêm 3.520 người mắc Covid-19 và 101 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này lên lần lượt là 396.454 và 13.512 người. Nước này đã quyết định gia hạn các hạn chế xã hội quy mô lớn tại nhiều thành phố lớn trong vòng một tháng, đến ngày 25/11 tới.

Cũng trong 24 giờ qua, Myanmar đã ghi nhận thêm 1.426 ca mắc Covid-19 và 27 trường hợp tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và những người không qua khỏi tại nước này lên lần lượt là 46.200 và 1.122 ca.

Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực đã lóe lên tại Ấn Độ và Philippines. Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ thông báo, nước này chỉ có 36.470 người mắc bệnh trong 24 giờ qua. Đây là ngày có số ca mắc mới thấp nhất kể từ ngày 18/7. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tiếp tục giảm xuống còn 1,5%.

Bộ Y tế Philippines cũng thông báo số ca nhiễm mới ở mức thấp nhất trong 2 tuần qua. Cụ thể, trong 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận thêm 1.524 ca mắc Covid-19 và 14 trường hợp tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và tử vong lần lượt là 373.144 và 7.053 người.

Châu Mỹ

Thành phố New York (Mỹ) đang tăng cường các biện pháp cách ly đối với khách du lịch tới từ các bang khác nhằm kiểm soát sự lây lan của vi rút SARS-CoV-2 trong thời điểm mùa lễ hội đang tới gần.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 27/10, Thị trưởng Bill de Blasio kêu gọi người dân New York tránh đi du lịch trong thời gian tới trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ở nhiều bang trong nước Mỹ và trên thế giới đang tăng trở lại. Cùng ngày, hệ thống 64 trường đại học công lập tại bang New York cũng yêu cầu sinh viên nội trú phải xét nghiệm bắt buộc trước khi rời trường về nghỉ lễ Tạ ơn vào tháng 11/2020.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Peru Mario Lopez thông báo, quốc gia Nam Mỹ này sẽ tiếp nhận lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trong quý I năm 2021. Peru cũng đang đẩy nhanh việc đàm phán với 8 phòng thí nghiệm khác để có thể sớm tiếp nhận các loại vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh dịch./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.