Hà Nội, Ngày 09/05/2024

Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng "bắt nạt" ở Biển Đông

Ngày đăng: 19/04/2020   10:08
Mặc định Cỡ chữ
Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lo ngại về "hành động khiêu khích lặp đi lặp lại" của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của nước khác trên Biển Đông.
Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8. 

"Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và loại hoạt động khiêu khích, gây bất ổn này", Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/4/2020 ra tuyên bố khi được hỏi về việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc hiện diện ở vùng biển gần Malaysia. "Các hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Reuters ngày 17/4/2020 dẫn ba nguồn tin cho biết tàu địa chất Hải Dương 8 đã bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Có lúc nó được 10 tàu Trung Quốc hộ tống.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 trong khu vực để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 15/4/2020 nói tàu địa chất Hải Dương 8 đang triển khai "các hoạt động bình thường" và cho rằng quan chức Mỹ đang "bôi nhọ Bắc Kinh" bằng vấn đề Biển Đông.     

Tàu địa chất Hải Dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) Việt Nam hôm 14/4/2020. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.

Đầu tháng 7/2019, tàu địa chất Hải dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc cũng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này rời đi. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động nhóm tàu nói trên của Trung Quốc, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp./.

Theo: vnexpress.net

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Đến năm 2050: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển

Ngày đăng 06/05/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Ngày đăng 26/04/2024
Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc ban hành ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Rà soát, bổ sung biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản

Ngày đăng 23/04/2024
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản (kèm theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ).

Nghiên cứu, bổ sung giải pháp phát triển hệ thống cảng biển để đẩy mạnh kinh tế biển

Ngày đăng 10/04/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 09/4/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:

Yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày đăng 28/03/2024
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tiêu điểm

Cải cách hành chính nhà nước hướng tới sự hài lòng của người dân

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, gần 40 năm qua, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước. Nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ đổi mới (năm 1986) đến nay đều khẳng định cải cách hành chính nhà nước là chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.