Hà Nội, Ngày 15/10/2024

Yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày đăng: 28/03/2024   21:06
Mặc định Cỡ chữ

Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng

Ngày 28/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước trước những vụ va chạm giữa tàu Philippines với tàu Trung Quốc tại bãi Cỏ Mây, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cho biết:

"Chúng tôi rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực."

Cũng tại buổi họp báo, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đối với một số hoạt động gần đây của Philippines và Trung Quốc ở khu vực Đá Hoài Ân (Sandy Cay).

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Việc các bên liên quan cho người lên các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) ở Biển Đông hiện nay.

Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình"./.

Theo: chinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Năm 2025 đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới

Ngày đăng 09/10/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 09/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 

Việt Nam hết sức bất bình, kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam

Ngày đăng 03/10/2024
Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Ngày đăng 17/09/2024
Sáng 16/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia

Ngày đăng 19/07/2024
Nghị quyết xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch mang tính khung, tổng thể, tích hợp, đa ngành, động và mở, dẫn dắt; cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển…

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Ngày đăng 18/07/2024
Ngày 17/7/2024 (theo giờ địa phương) tại New York, đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).

Tiêu điểm

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long: Tiến tới phân định thẩm quyền chứ không chỉ phân cấp

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra tại Hà Nội chiều 07/10/2024, trả lời câu hỏi của báo chí về giải pháp để thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, tham mưu xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất sửa các quy định chung liên quan đến nguyên tắc phân cấp, phân quyền, tiến tới phân định thẩm quyền chứ không phải mỗi phân cấp.