Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Trách nhiệm công vụ

Ngày đăng: 03/12/2016   14:31
Mặc định Cỡ chữ

Trong văn bản pháp lý ở nước ta hiện nay, khái niệm trách nhiệm công vụ được sử dụng với một số nghĩa khác nhau.

 

Nghĩa thứ nhất, trách nhiệm công vụ được hiểu như là nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ được giao đến cùng, không thể thoái thác hoặc trao lại cho ai khác. Nó là nguyên tắc của công vụ, buộc người công chức phải gắn mình với thực hiện công vụ cho đến khi có kết quả.

Luật Cán bộ, công chức hiện hành viết (viết nghiêng là của tác giả):

Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ

1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;

đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Không chỉ Luật cán bộ, công chức mà Bộ Luật hình sự cũng ghi:

Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệmthi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 

“1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.

Theo những quy định này trách nhiệm công vụ được hiểu là sự ràng buộc sức lực, tinh thần, danh dự, số phận với nhiệm vụ. Đó là sự gắn bó, phụ thuộc của chủ thể vào hành vi của mình.

Trách nhiệm được hiểu như thế trở thành tiêu chí của đạo đức công chức. Khi nhận xét một công chức có trách nhiệm với công việc, nghĩa là đã đánh giá công chức đó có đạo đức công chức, đáng tin cậy, thậm chí đáng được khen ngợi, biểu dương. Người bị coi là thiếu trách nhiệm là người không có tinh thần, thái độ gắn bó, ràng buộc mình với công việc, không thấy nghĩa vụ của mình phải hoàn thành công việc. Thậm chí thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị coi là một tội.

Nghĩa thứ hai, trách nhiệm công vụđược hiểu là sự thiệt hại hay hậu quả bất lợi mà một người không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải gánh chịu.

Theo nghĩa này, bất kỳ ai cũng phải chịu trách nhiệm tùy theo tư cách và vị trí của mình trong quan hệ xã hội nhất định. Công dân có thể chịu trách nhiệm dân sự trong quan hệ dân sự, có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội.

Trong Bộ luật Hình sự, trách nhiệm hình sự được hiểu là những hình thức thiệt hại mà cơ quan xét xử tuyên buộc một cá nhân phạm tội phải gánh chịu như tử hình, ngồi tù,...

Tương tự như vậy, trong quan hệ hành chính, khi thi hành công vụ, công chức phải chịu trách nhiệm công vụ, trong đó có hình thức kỷ luật do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền tuyên buộc với các mức khác nhau.

Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức

1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.   

Trong nền hành chính của nước ta hiện nay, có tình trạng khá phổ biến là trách nhiệm công vụ không cao. Nhiều người thờ ơ, đùn đẩy công việc, khi nảy sinh vấn đề thì đổ lỗi cho người khác, cấp trên đổ lỗi cho cấp dưới, cấp dưới đổ lỗi cho cấp trên,... Điều này cho thấy mặt đạo đức công vụ (lương tâm, trách nhiệm) của công chức không cao.

Theo nghĩa thứ hai là sự tổn thất phải gánh chịu, trách nhiệm công vụ khó khả thi. Các cơ quan, tổ chức nhà nước rất khó buộc một công chức phải chịu một hình thức thiệt hại khi người đó không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt nhiệm vụ.

Những hình thức kỷ luật công chức được quy định trong Luật rất khó thực hiện trong thực tế, bởi lẽ chỉ có thể tuyên buộc một trong các hình thức trách nhiệm như trên khi trải qua một trình tự, thủ tục rất phức tạp. Hơn nữa chỉ có thể áp dụng  khi công chức phạm một lỗi rất nặng hoặc trong cả một quá trình tương đối dài.

Mặt khác, có tình trạng chung là khi giao nhiệm vụ thì cả người giao và người nhận thường đại khái, có khi không nêu rõ mục tiêu, các yếu tố đầu vào và yêu cầu đầu ra của công vụ. Do vậy, nếu muốn đánh giá mức độ hoàn thành công vụ cũng khó và càng khó quy trách nhiệm cho người thực hiện.

Do vậy, muốn nâng cao trách nhiệm công vụ, thì khi giao một công vụ, nhất là công vụ có ý nghĩa quan trọng, phải trao quyền hạn rõ ràng, những nguồn lực cần thiết, tương xứng; nêu rõ ràng kết quả chủ yếu của công vụ cần phải đạt được. Nói cách khác, khi giao một công vụ, giữa công chức và người giao nhiệm vụ phải xác định một “hợp đồng”, trên cơ sở đó mới có thể đánh giá khách quan mức độ hoàn thành hay khuyết điểm để áp dụng một hình thức cụ thể của trách nhiệm công vụ.

Trong các cơ quan nhà nước, đối với những công vụ có tính thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày, thì cần  mô tả công việc cụ thể, với yêu cầu tương xứng về năng lực, trình độ của công chức, với yêu cầu đầu ra cụ thể, với lợi ích mà người công chức đáng được hưởng và những thiệt hại sẽ phải gánh chịu nếu không hoàn thành theo yêu cầu.

PGS. TS Vũ Hoàng Công - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

 

Theo lyluanchinhtri.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương tốt - Solutions to renovate organization and operation of local governments in Viet Nam to meet the requirements of good local governance

Ngày đăng 16/04/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu được đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Các nguyên tắc của quản trị địa phương tốt có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau ở địa phương, đây vừa là các tiêu chuẩn thực hiện vừa là công cụ giám sát các chiến lược và chính sách của địa phương, đồng thời có thể được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương đổi mới hoạt động. Bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quản trị địa phương tốt trong bối cảnh hiện nay. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action. The Principle benefit organisations as standards of performance and as monitoring tools for local strategies and policies. Moreover, the principles can be used as a tool to advocate for improving standards of performance and to deliver good local governance. The article proposes some solutions to innovate the organization and operations of Vietnamese local governments to meet the requirements of good local governance in the current context.

Một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay - A number of issues about the organization and operation of local government in Viet Nam

Ngày đăng 17/01/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã quy định tại Hiến pháp năm 2013. Trong những năm qua, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn có những hạn chế. Bài viết đánh giá một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay. In the world, the organizational and operational models of local governments are very diverse, depending on many factors such as: nation's political, cultural, and social characteristics. In Vietnam, the organization and operation of local governments is currently stipulated in the 2013 Constitution. In recent years, the organization and operation models of local governments at all levels have had many changes. However, the current organizational and operational practices of local governments in our country still have limitations. This article evaluates some limitations in the organization and operations of local governments in our country today.

Quản trị tốt và nguyên tắc quản trị địa phương tốt - Good governance and  Principles of good governance at local level

Ngày đăng 10/01/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action.

Tiếng Anh dành cho người làm công tác tổ chức nhà nước

Ngày đăng 03/04/2023
Tạp chí Tổ chức nhà nước trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lãnh đạo: Đặc điểm, vai trò và phát triển - Leadership: Characteristics, roles and development

Ngày đăng 28/10/2022
Một trong những câu hỏi nghiên cứu quan trọng nhất trong lãnh đạo chiến lược là về cách thức mà nhà lãnh đạo có thể tạo ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của một tổ chức lớn. Nhà điều hành cao nhất có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả thực thi của tổ chức khi gặp khủng hoảng và khi chiến lược của tổ chức không còn phù hợp với môi trường hoạt động - One of the most important research questions in strategic leadership is how leaders can influence the overall effectiveness of large organizations. A chief executive has the most potential impact on the performance of the organization when there is a crisis and the strategy of the organization is no longer aligned with its environment.