Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Hoạt động của các nước ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế

Ngày đăng: 26/02/2021   14:25
Mặc định Cỡ chữ
Chiều 25/02/2021, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ theo hình thức trực tuyến, nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Bình luận về thông tin Pháp điều tàu ngầm tấn công hạt nhân SNA Emeraude đến tuần tra ở Biển Đông cùng tàu hộ tống BSAM Seine, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cho rằng hoạt động trên Biển Đông của tất cả các quốc gia cần đóng góp vào mục tiêu chung này”.

Trước thông tin tàu Hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 của Trung Quốc có hành vi áp sát lô dầu khí của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Hoạt động của các nước ở Biển Đông cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển đã được quy định tại UNCLOS 1982, đóng góp vào hòa bình, ổn định hợp tác tại Biển Đông”.

Về phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu chiến Mỹ đã di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 2, đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Mỹ thực hiện hoạt động này dưới thời Tổng thống Joe Biden, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: “Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là thành viên của UNCLOS 1982, Việt Nam tuân thủ các quy định của công ước, kể cả các quy định liên quan tới hoạt động hàng hải, hàng không trên vùng biển được xác lập phù hợp với công ước. Việt Nam mong muốn các nước tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông”./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Ngày đăng 26/04/2024
Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc ban hành ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Rà soát, bổ sung biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản

Ngày đăng 23/04/2024
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản (kèm theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ).

Nghiên cứu, bổ sung giải pháp phát triển hệ thống cảng biển để đẩy mạnh kinh tế biển

Ngày đăng 10/04/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 09/4/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:

Yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa

Ngày đăng 28/03/2024
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Ngày đăng 23/03/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.