Hà Nội, Ngày 08/05/2024

Nhiệm kỳ 2016 - 2021: Tăng tỷ lệ nữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng

Ngày đăng: 23/10/2020   15:19
Mặc định Cỡ chữ
Các chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị có bước tiến bộ, trong đó tỷ lệ nữ tiến sĩ vượt chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý, nhiệm kỳ 2016 - 2021, tỷ lệ nữ ủy viên Bộ Chính trị tăng 3,3% so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ nữ ủy viên Trung ương Đảng tăng 1,5%.

Thông tin trên được thể hiện trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban các vấn đề xã hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011-2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là một trong ba nữ Ủy viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: Báo Chính phủ.

Báo cáo cho thấy có 11/22 chỉ tiêu đạt được. Trong đó đáng chú ý có chỉ tiêu tỷ lệ nữ thạc sĩ, nữ tiến sĩ. Sau cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ nữ tiến sĩ được thống kê là 28% - vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 (25%).

Cơ quan thẩm tra nhận định chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị dù chưa đạt nhưng có bước tiến bộ.

Điển hình, trong nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ nữ Ủy viên Bộ Chính trị là 15,8% (tăng 3,3% so với nhiệm kỳ trước), tỷ lệ nữ Ủy viên Trung ương Đảng là 10% (tăng 1,5% so với nhiệm kỳ trước), tỷ lệ nữ ủy viên cấp tỉnh là 13,3%, cấp huyện là 14,3% và cấp cơ sở là 19,69% - đều tăng so với nhiệm kỳ trước.

Cùng với đó, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu HĐND các cấp đều tăng, nhiều cơ quan và địa phương cũng có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Kết quả đại hội đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025 cho thấy tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 25,6% - tăng 4,2% so với nhiệm kỳ trước; cấp huyện đạt 20,1% - cao hơn 1,9% so với nhiệm kỳ trước. Thống kê về tỷ lệ nữ thạc sĩ trên tổng số thạc sĩ đạt 43%, cơ quan thẩm tra nhận định tỷ lệ này chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.

Bên cạnh những kết quả đã nêu, Ủy ban các vấn đề xã hội chỉ ra một số hạn chế như số liệu lãnh đạo chủ chốt là nữ ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không đầy đủ và chưa đạt được mục tiêu đề ra./.

Quỳnh Anh

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì bình đẳng giới

Ngày đăng 12/03/2024
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước và các đối tác vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, không bỏ ai lại phía sau.

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hoà bình, an ninh

Ngày đăng 26/01/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 25/01/2024 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030 (Chương trình).  

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai: Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Ngày đăng 15/12/2023
Chiều 14/12/2023, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thảo.

Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý đối với nữ cán bộ dân tộc thiểu số

Ngày đăng 07/12/2023
Ngày 07/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và ra mắt Bộ tài liệu “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã”, nhằm khơi dậy tiềm năng, khát vọng vươn lên của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số và miền núi, tạo diễn đàn trao đổi về lãnh đạo, quản lý cũng như các rào cản giới.

Khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Ngày đăng 06/12/2023
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các thách thức toàn cầu chưa từng có, việc thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trong đó có thúc đẩy Chương trình Nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là trọng tâm ưu tiên. Để thực hiện những yêu cầu này, việc chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, đáp ứng yêu cầu của Liên hợp quốc là yếu tố rất quan trọng.

Tiêu điểm

Những quyết sách quan trọng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa đến Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 là kết quả hợp thành của nhiều yếu tố, mà nổi bật là những quyết định đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chọn Điện Biên Phủ làm địa bàn quyết chiến chiến lược; điểm đúng huyệt hiểm yếu nhất của quân đội Pháp; kiên quyết chỉ đạo, lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta tập trung sức mạnh tổng hợp đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đó là những yếu tố quyết định, thể hiện bản lĩnh và tài thao lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫn tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược.