Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Quy hoạch, bồi dưỡng thường xuyên

Ngày đăng: 06/03/2020   16:06
Mặc định Cỡ chữ
Để từng bước nâng cao, hướng tới bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND các cấp, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ nữ cần được tiến hành thường xuyên, dài hạn, chú trọng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn cho cấp cơ sở; cần quy định cụ thể việc bố trí, sắp xếp danh sách bầu cử tại mỗi đơn vị bầu cử, nhằm khắc phục tình trạng bố trí nhiều ứng cử viên nữ trong cùng một danh sách, sắp xếp ứng cử viên nữ cùng danh sách với các ứng cử viên quá chênh về trình độ học vấn, chức vụ…

Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, về vai trò, tầm quan trọng của việc bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND các cấp, nhất là đối với các vùng nông thôn, miền núi. Bình đẳng giới là nguồn lực và dư địa cho sự phát triển và hoàn thiện xã hội. Đây là sự bình đẳng trên phương diện quyền lực nên có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì vậy, các cấp hội phụ nữ cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong tầng lớp phụ nữ để ủng hộ các nữ ứng cử viên.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ nữ đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Thứ hai, công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ nữ cần được tiến hành thường xuyên, dài hạn, chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn cho cấp cơ sở. Đối với công tác bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tiếp xúc cử tri (TXCT) cho các ứng cử viên, không nên chỉ tiến hành trước mỗi đợt bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), HĐND các cấp mà nên trở thành một kỹ năng thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ nguồn, lồng ghép trong các chương trình tập huấn khác của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và Hội Phụ nữ các cấp.

Thứ ba, trong các văn bản hướng dẫn về bầu cử, về công tác tổ chức hội nghị TXCT vận động bầu cử, nên quy định cụ thể hình thức tổ chức hội nghị TXCT đối với người tham gia ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (tổ chức riêng hay lồng ghép? Lồng ghép đến cấp nào?...) nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hội nghị TXCT, đồng thời bảo đảm cho các nữ ứng cử viên (nhất là những chị em được giới thiệu tham gia ứng cử theo cơ cấu, công tác tại cơ sở) tự tin, không bị áp lực khi trình bày Chương trình hành động nếu trúng cử. Cần quy định cụ thể việc bố trí, sắp xếp danh sách bầu cử tại mỗi đơn vị bầu cử, nhằm khắc phục tình trạng bố trí nhiều ứng cử viên nữ trong cùng một danh sách; sắp xếp ứng cử viên nữ cùng danh sách với các ứng cử viên quá chênh về trình độ học vấn, chức vụ…

Thứ tư, trong công tác bầu cử đại biểu HĐND, trước hết phải đổi mới công tác hiệp thương, giới thiệu đại biểu. Việc lựa chọn bầu cử đại biểu HĐND không nên nặng về cơ cấu, nhất là cơ cấu mang tính hình thức, mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND, có năng lực đóng góp vào hoạt động của HĐND, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Thực tế cho thấy, có những đại biểu có đạo đức, phẩm chất tốt nhưng lại thiếu năng lực đóng góp vào những hoạt động chung của HĐND. Mặt khác, cũng có người cả năng lực và phẩm chất đều tốt nhưng lại không có điều kiện hoạt động HĐND. Do đó, cần đặc biệt chú ý tiêu chuẩn của đại biểu “Có năng lực đóng góp vào hoạt động của HĐND, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu”.

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, bảo đảm cơ cấu đại biểu đại diện là phụ nữ vừa là một quá trình phấn đấu của các cơ quan dân cử, vừa là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn và đặc biệt từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan đại diện cho mình.

Thứ năm, quy định chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của đại biểu HĐND, định kỳ hàng năm, mỗi đại biểu HĐND phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND với cử tri nơi mình được bầu. Đây là việc phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với đại biểu dân cử, buộc mỗi đại biểu phải hoạt động tốt hơn, có trách nhiệm hơn trước xã hội và cử trị. Đồng thời, thể hiện đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ là “người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương”. Từ đó chủ động, tích cực tham gia các hoạt động thuộc trách nhiệm của người đại biểu, thể hiện đầy đủ quyền hạn của mình trên các lĩnh vực hoạt động của người đại biểu HĐND. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung việc khen thưởng đối với đại biểu HĐND.

Thứ sáu, thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên, chất vấn, phản biện; kỹ năng thẩm tra, giám sát công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản; công tác xây dựng dự toán, quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước... cho đại biểu HĐND. Trên cơ sở đó, biên soạn thành tập tài liệu về kỹ năng hoạt động của HĐND, giúp đại biểu tăng cường vai trò của mình tại các kỳ họp HĐND. Đặc biệt, các hội nghị tập huấn về các chế độ, chính sách, pháp luật của các ngành phải có thành phần đại biểu HĐND.

Thứ bảy, mỗi nữ đại biểu HĐND cần chủ động nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định. Cần tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND; thường xuyên trau dồi năng lực chuyên môn, kỹ năng hoạt động, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để giúp HĐND ban hành nghị quyết đúng đắn, bảo đảm phù hợp thực tiễn địa phương. Tăng cường TXCT để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị sửa đổi, tháo gỡ kịp thời. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND và khẳng định vị thế của phụ nữ trên cương vị công tác, thực sự là đại biểu đại diện của nhân dân./.

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì bình đẳng giới

Ngày đăng 12/03/2024
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước và các đối tác vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, không bỏ ai lại phía sau.

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hoà bình, an ninh

Ngày đăng 26/01/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 25/01/2024 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030 (Chương trình).  

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai: Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Ngày đăng 15/12/2023
Chiều 14/12/2023, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thảo.

Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý đối với nữ cán bộ dân tộc thiểu số

Ngày đăng 07/12/2023
Ngày 07/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và ra mắt Bộ tài liệu “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã”, nhằm khơi dậy tiềm năng, khát vọng vươn lên của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số và miền núi, tạo diễn đàn trao đổi về lãnh đạo, quản lý cũng như các rào cản giới.

Khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Ngày đăng 06/12/2023
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các thách thức toàn cầu chưa từng có, việc thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trong đó có thúc đẩy Chương trình Nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là trọng tâm ưu tiên. Để thực hiện những yêu cầu này, việc chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích lực lượng nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, đáp ứng yêu cầu của Liên hợp quốc là yếu tố rất quan trọng.