Hà Nội, Ngày 07/05/2024

Luật Lưu trữ (sửa đổi) tập trung vào 4 chính sách

Ngày đăng: 19/08/2022   13:57
Mặc định Cỡ chữ
Sáng 19/8/2022, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức gặp gỡ phóng viên, biên tập viên một số cơ quan thông tấn, báo chí nhằm thông tin về các hoạt động của ngành Văn thư và Lưu trữ trong thời gian qua; định hướng phát triển và kế hoạch các hoạt động trong thời gian tới. Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng chủ trì buổi gặp gỡ.
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng chủ trì buổi gặp gỡ.

Tại buổi gặp gỡ, Cục trưởng Đặng Thanh Tùng trân trọng cảm ơn các phóng viên, biên tập viên thời gian qua đã luôn đồng hành với ngành Văn thư và Lưu trữ nói chung, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nói riêng trong công tác truyền thông về các hoạt động của ngành, của Cục; bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan thông tấn, báo chí sẽ tiếp tục chung tay, phối hợp chặt chẽ với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước để phát huy tốt hơn, hiệu quả hơn các giá trị tài liệu lưu trữ nhằm phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Nhấn mạnh đến việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, Luật Lưu trữ năm 2011 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu một bước phát triển mới về luật pháp lưu trữ Việt Nam, tạo khung pháp lý cao nhất về lưu trữ, cũng như điều kiện cho công tác lưu trữ phát triển, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Lưu trữ đã phát sinh một số vướng mắc, đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay, tiếp tục tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nói riêng và ngành Lưu trữ nói chung; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết thêm, trong Chương trình công tác năm 2022 của Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ cũng đã giao Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước chuẩn bị hồ sơ cho việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi). Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) và báo cáo Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.  

Để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về lưu trữ hiện hành, Luật Lưu trữ (sửa đổi) tập trung vào 4 chính sách:

Một là, thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam: phân định rõ thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam giữa cơ quan lưu trữ của Đảng và cơ quan lưu trữ của Nhà nước; giữa cơ quan lưu trữ của Nhà nước ở trung ương và địa phương; thẩm quyền quản lý tài liệu của các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao nhằm quản lý thống nhất, hiệu quả tài liệu lưu trữ.

Hai là, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử: quy định các quy trình nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu điện tử; quản lý tập trung, thống nhất dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử; điều kiện, trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia các dịch vụ lưu trữ tài liệu điện tử và quy định về chứng thực tài liệu luư trữ điện tử.

Ba là, hoàn thiện, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý tài liệu lưu trữ tư.

Bốn là, hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế.

Thời gian dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu đối với Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2023); trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024).

Cũng tại buổi gặp gỡ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng đã thông tin với các phóng viên, biên tập viên về một số nội dung chính trong Chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước” theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các hoạt động của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (04/9/1962 - 04/9/2022).

Ngày 04/9/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/CP thành lập Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng. Đây là cơ quan có tư cách pháp nhân đầu tiên của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý tập trung thống nhất công tác lưu trữ và trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ Trung ương.

Với 60 năm hình thành và phát triển, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì nãm 2002; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006; Huân chương Hồ Chí Minh năm 2007 và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Trí Đức

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà dâng hương Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1

Ngày đăng 06/05/2024
Thực hiện chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, chiều 06/5/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ phối hợp tặng quà Trường Tiểu học Văn Khê B

Ngày đăng 06/05/2024
Hướng tới kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2024), Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo, Huyện đoàn Mê Linh trao tặng bộ trống Đội, trang phục nghi lễ Đội và kinh phí xây dựng tủ sách thiếu niên, nhi đồng với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho Trường Tiểu học Văn Khê B (xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội).

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh!

Ngày đăng 04/05/2024
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn, phong trào thanh niên năm 2024 và thiết thực chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), sáng 04/5/2024, Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ tổ chức chương trình “Sinh hoạt chính trị, về nguồn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” với các hoạt động: Dâng hương và thăm quan Di sản lịch sử - văn hóa Hoàng Thành Thăng Long; thăm nhà và dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tập trung cao độ hoàn thiện dự thảo Tờ trình, Báo cáo Bộ Chính trị về việc xây dựng các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Ngày đăng 03/05/2024
Sáng 03/5/2024, tại Trụ sở Bộ, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 4/2024 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5/2024 của Bộ Nội vụ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng; lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Công bố Quyết định thanh tra tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Ngày đăng 27/04/2024
Thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ Nội vụ vừa công bố Quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tiêu điểm

Những quyết sách quan trọng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa đến Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 là kết quả hợp thành của nhiều yếu tố, mà nổi bật là những quyết định đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chọn Điện Biên Phủ làm địa bàn quyết chiến chiến lược; điểm đúng huyệt hiểm yếu nhất của quân đội Pháp; kiên quyết chỉ đạo, lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta tập trung sức mạnh tổng hợp đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đó là những yếu tố quyết định, thể hiện bản lĩnh và tài thao lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫn tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược.