Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ngày đăng: 16/08/2022   16:21
Mặc định Cỡ chữ
Sáng 16/8/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng “Đề án Tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã chủ trì Hội thảo khoa học “Lý luận - thực tiễn về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội thảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Dự Hội thảo có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Cùng dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương; các tướng lĩnh, sĩ quan, lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường, các nhà khoa học.

Đây là lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổ chức Hội thảo khoa học “Lý luận - thực tiễn về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, sau hội thảo lần thứ nhất được tổ chức tại Hải Phòng ngày 20/7 vừa qua. Kết quả hội thảo này cùng với kết quả hội thảo lần thứ nhất là cơ sở rất quan trọng để Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) nghiên cứu, xây dựng báo cáo và các văn bản liên quan trình Bộ Chính trị và Trung ương.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Đây là tiền đề rất quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đại tướng cho rằng, tuy nhiên, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược, sách lược phù hợp tình hình mới, nhằm tăng cường tiềm lực sức mạnh quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại tướng chỉ rõ, để hiện thực hóa đường lối, mục tiêu chiến lược của Đảng, đồng thời tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta đã và đang quán triệt, triển khai tổng kết đánh giá toàn diện tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) từ năm 2013 đến nay.

Hội thảo là dịp để nghiên cứu, trao đổi, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn đặt ra; cung cấp những luận cứ khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách của Đảng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Thành tựu cơ bản, bao trùm là đã luôn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Coi trọng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn kiện quan trọng làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đánh giá cao các đại biểu đều phát biểu rất tâm huyết, thẳng thắn, nêu nhiều thông tin, kiến thức sâu sắc, có giá trị khoa học, Chủ tịch nước khẳng định sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, khó dự báo, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả tích cực.

Chủ tịch nước đồng thời khẳng định, thành tựu cơ bản, bao trùm là đã luôn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Coi trọng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thống nhất với các đại biểu tại Hội thảo về quan điểm cơ bản trong lý luận và thực tiễn về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh phải luôn giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Tổ quốc.

Cùng với đó, cần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của Nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch nước khẳng định xây dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững chắc được coi là giải pháp nền tảng đặc biệt quan trọng, là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến lợi ích cốt lõi quốc gia - dân tộc, là vấn đề hệ trọng cấp thiết để bảo vệ Tổ quốc hiện nay, sinh mệnh và sự sống còn của Đảng, Nhà nước và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước nhắc lại tổng kết lý luận - thực tiễn hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta đã chỉ rõ dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách mạng nước ta. Từ bài học đó, Chủ tịch nước cho rằng, cần kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, trong đó nội lực là nhân tố quyết định; đồng thời, tranh thủ tối đa các điều kiện thuận lợi và nguồn lực từ bên ngoài.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung của các quan điểm khác về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Trong đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung của các quan điểm khác về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Theo Chủ tịch nước, việc quán triệt và thực hiện nhất quán đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, giữ nước từ sớm, từ xa. Bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa; tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

Chủ tịch nước lưu ý, cần phát huy kết quả đã đạt được trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI); đồng thời nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và các Chiến lược có liên quan trong thời gian tới. Do đó, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân là tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là các cấp, các ngành đang triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI)./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày đăng 26/04/2024
Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày đăng 24/04/2024
Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế đến năm 2026

Ngày đăng 24/04/2024
Sáng 24/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (phiên họp thứ 3). Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chủ trì Hội nghị. 

Sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực

Ngày đăng 23/04/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội lựa chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao và 1 chuyên đề giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát trong năm 2025, gồm: việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Triển lãm trực tuyến "Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”

Ngày đăng 22/04/2024
Triển lãm trực tuyến "Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ được công bố từ 9h30 ngày 26/4/2024 tại địa chỉ: archives.org.vn; facebook.com/luutruquocgia1; dienbien.gov.vn; snv.dienbien.gov.vn nhằm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm Lưu trữ lịch sử và Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.