Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ - một đòi hỏi cấp bách trong thời kỳ mới

Ngày đăng: 13/05/2021   16:32
Mặc định Cỡ chữ
Năng lực thực tiễn của cán bộ là tổng thể những thuộc tính hợp thành khả năng giúp cán bộ hoạt động thực tiễn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo chức trách của mình. Bài viết phân tích nội hàm của năng lực thực tiễn và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Khái quát về năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1); “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2). Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài gánh vác nhiệm vụ cách mạng.

Đảng ta đánh giá đa số cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời cũng chỉ rõ còn tình trạng một số cán bộ nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; thậm chí làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, “năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ”(3). Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của đội ngũ cán bộ là năng lực thực tiễn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, trong khi đó, không ít cơ quan, đơn vị chưa chú trọng đến việc nâng cao năng lực thực tiễn cho cán bộ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lãnh đạo, uy tín của cán bộ đối với quần chúng nhân dân. Vì vậy, nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ là một đòi hỏi cấp bách trong thời kỳ mới.

Năng lực thực tiễn của cán bộ là tổng thể những thuộc tính hợp thành khả năng giúp cán bộ hoạt động thực tiễn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ của mình. Năng lực thực tiễn của cán bộ được tạo bởi khả năng xác định về mục đích, phương pháp, cách thức, lực lượng, phương tiện có đúng, phù hợp hay không; phát hiện, giải quyết mâu thuẫn tạo ra động lực cho hoạt động; hình thành tình cảm gắn bó say mê với nghề nghiệp và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn. Thực tiễn không chỉ là cơ sở mục đích, động lực, tiêu chuẩn để kiểm tra lý luận mà thông qua thực tiễn giúp cán bộ rèn luyện, trưởng thành. Theo đó, năng lực thực tiễn của cán bộ được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xác định mục đích của hoạt động thực tiễn.

Xác định mục đích của quá trình hoạt động được coi là một trong những nội dung cơ bản của năng lực thực tiễn. Bởi lẽ, không chỉ vì mục đích là bản chất, là linh hồn chi phối toàn bộ nội dung, phương thức hoạt động của con người, mà còn bởi tính khó khăn của việc xác định, giữ vững mục đích trong quá trình hoạt động thực tiễn; đồng thời phải xác định mục đích từng giai đoạn, từng thời kỳ của hoạt động thực tiễn đó. Mặt khác, việc giữ vững mục đích trong hoạt động thực tiễn còn là kết quả của cuộc đấu tranh với các hoạt động ngăn cản, trở ngại từ những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, thậm chí cả sự chống phá của các thế lực thù địch.

Kiên định với mục đích đã lựa chọn là một trong những nội dung và là tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực thực tiễn của cán bộ. Thực tế cho thấy, xác định mục đích của hoạt động thực tiễn không rõ ràng, trong đó có cả biểu hiện của “tư duy nhiệm kỳ”, khiến cho việc tổ chức thực hiện thiếu quyết tâm, quyết liệt dẫn đến hiệu quả công việc bị hạn chế.

Thứ hai, xác định và sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia vào hoạt động thực tiễn.

Xác định, khơi dậy, quy tụ và sử dụng có hiệu quả lực lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích đã đề ra là một phẩm chất quan trọng tạo nên năng lực thực tiễn của cán bộ. Lực lượng, phương tiện mà cán bộ sử dụng để thực hiện mục đích của mình luôn tồn tại cả ở trạng thái thực tế và tiềm năng. Do đó, cần xác định rõ lực lượng, phương tiện hiện có và khả năng có thể huy động để không rơi vào ảo tưởng, phi thực tế. Ngoài ra, cần xác định và tận dụng lực lượng, phượng tiện của các chủ thể khác để phát huy sức mạnh tổng hợp  thực hiện đạt kết quả và hiệu quả cao nhất mục đích của mình. Việc sử dụng lực lượng, phương tiện không đúng nơi, đúng lúc, đúng thời cơ, không phù hợp với môi trường, hoàn cảnh sẽ làm hạn chế kết quả hoạt động thực tiễn, thậm chí dẫn đến thất bại.

Thứ ba, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động thực tiễn kịp thời, chính xác.

Phát hiện và giải quyết kịp thời, chính xác các mâu thuẫn tạo ra động lực thúc đẩy thực hiện mục đích là yếu tố quan trọng hợp thành năng lực thực tiễn của cán bộ, nhất là đối với những hoạt động thực tiễn có phạm vi rộng, thời gian dài, đối tượng phức tạp. Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa xác định rõ những mâu thuẫn phát sinh trong thực tiễn công tác như mâu thuẫn nào là cơ bản, chủ yếu; giữa mục đích với phương pháp thực hiện; giữa lực lượng, phương tiện với phương thức thực hiện nhiệm vụ; giữa cá nhân với tổ chức… để có giải pháp phù hợp giải quyết, xử lý chính xác, kịp thời trong quá trình thực hiện mục đích đề ra.

Thứ tư, gắn bó, say mê với hoạt động thực tiễn.

Trong hoạt động thực tiễn của mỗi cán bộ bao giờ cũng có sự thống nhất không thể tách rời giữa quyền lợi và nghĩa vụ, thuận lợi và khó khăn, thành công và thất bại. Cán bộ tâm huyết, gắn bó với hoạt động thực tiễn sẽ sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ, không chỉ tìm thấy niềm vui khi thuận lợi, thành công, mà còn tìm thấy niềm vui khi vượt qua những khó khăn, thử thách, chinh phục được những đỉnh cao, vượt qua được chính mình và được xã hội thừa nhận, qua đó giúp họ không ngừng nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, trong thực tiễn không ít cán bộ chưa say mê với công việc, thiếu tinh thần khắc phục khó khăn, ngại khó, ngại khổ, e ngại, không dám nghĩ, dám làm, nhất là đối với các nhiệm vụ mới. Một trong những đòi hỏi đối với cán bộ trong hoạt động thực tiễn là phải “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”(4), có như vậy năng lực thực tiễn của cán bộ mới ngày càng được nâng cao.

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn.

Kịp thời kiểm tra, đánh giá kết quả, xác định đúng nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc là thuộc tính quan trọng tạo nên năng lực thực tiễn của cán bộ. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn thực chất là quá trình tự ý thức về bản thân mình, vì vậy đòi hỏi cán bộ phải có thái độ nghiêm túc và  phương pháp khoa học thể hiện ý chí, quyết tâm để đạt được mục đích đã xác định. Trong kiểm tra, đánh giá cần sử dụng lực lượng phù hợp nhằm phát hiện, giải quyết mâu thuẫn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, đề ra phương hướng, giải pháp mới để hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao.

Thực tiễn cho thấy, còn một bộ phận cán bộ coi nhẹ công tác kiểm tra, đánh giá, biểu hiện ở việc đơn giản trong phương pháp và tác phong, thiếu sâu sát, tỉ mỉ, máy móc dẫn đến làm sai lệch kết quả đạt được hoặc kiểm tra, đánh giá không thực chất làm cho hoạt động thực tiễn kém hiệu quả.

Một số giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

Một là, Đảng, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực thực tiễn.

Cần thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ thành các quy định và chính sách cụ thể. Theo đó, cần cụ thể hóa quyền lợi của từng loại, từng đối tượng cán bộ nhằm giải quyết hài hòa mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể. Xây dựng quy chế đối với cán bộ là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương không phải là người địa phương để tránh tâm lý e ngại, ngại “va chạm” trong hoạt động thực tiễn.

Xây dựng và bồi dưỡng cán bộ phải thông qua hoạt động thực tiễn, bởi tính phong phú, muôn vẻ khó khăn, phức tạp của hoạt động thực tiễn đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái đúng và cái sai, ranh giới giữa “cái thiện” và “cái ác” rất mong manh. Bên cạnh hiệu quả công việc, cần coi năng lực thực tiễn là thước đo quan trọng về phẩm chất, năng lực của cán bộ. Vì vậy, cần có quy chế, quy định về “xây dựng đội ngũ cán bộ phải thông qua hoạt động thực tiễn”(5) và “đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để rèn luyện qua thực tiễn”(6).

Hai là, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn cho người học.

Các học viện, nhà trường cần tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và gắn chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần khắc phục tình trạng nặng về trang bị lý thuyết, đổi mới theo hướng trang bị năng lực, tính sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng xử lý tình huống và những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. Đổi mới chương trình, nội dung phải gắn chặt với đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, đề cao phương pháp truyền thụ đa chiều, “đối thoại, nêu tình huống”, cập nhật tri thức mới, kích thích sự phát triển tư duy, gắn với hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao năng lực của người học vận dụng vào thực tiễn sau khi ra trường.

Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát thực tiễn từ khâu giảng bài, thu hoạch, bài tập, tiểu luận, thi, kiểm tra đến khâu viết khóa luận, đề án, luận văn, luận án đều hướng đến cho người học phát triển năng lực thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau”(7).

Ba là, phát huy vai trò của cán bộ trong việc tự học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực thực tiễn.

Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, năng lực thực tiễn của cán bộ chỉ được nâng cao khi họ nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lực thực tiễn với tư cách là chủ thể tiếp nhận chuyển hóa. Cán bộ cần tích cực, chủ động tự học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện ý chí, bản lĩnh, đồng thời thâm nhập vào hoạt động thực tiễn mới giúp nâng cao năng lực thực tiễn và hoạt động có hiệu quả. Cán bộ cần kế thừa, phát huy những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nghiên cứu, rút kinh nghiệm để tránh được những sai lầm của các thế hệ trước, từ đó tìm ra hướng đi tắt, đón đầu trong việc nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn. Cán bộ không chỉ học ở nhà trường, học trên sách vở mà còn phải học ở Nhân dân, học ở chính những hoạt động thực tiễn. Đồng thời, cán bộ “phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo”(8).

Cán bộ không chỉ có năng lực, mà còn phải có uy tín trước tổ chức, trước Nhân dân, bởi năng lực thực tiễn không chỉ là nhân tố góp phần tạo nên phẩm chất, năng lực toàn diện của cán bộ, mà còn tạo nên uy tín của họ. Thông qua lời nói và việc làm, nhất là các hoạt động thực tiễn hàng ngày mang lại lợi ích thiết thân, ấm no, tự do, hạnh phúc cho người dân, độc lập vinh quang cho Tổ quốc thì lòng tin của người dân với Đảng, với cán bộ mới được hình thành và ngày càng được củng cố, phát triển. Bên cạnh đó, năng lực thực tiễn của cán bộ được hình thành còn có sự giúp đỡ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, từ nhà trường, cơ sở đào tạo đến các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị nơi cán bộ công tác, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới./.  

--------------------------

Ghi chú:

(1), (2), (7), (8) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG - ST, H. 1995, tr. 309; tr. 10; tr.312, tr.312.

(3), (5), (6), (8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, H.2018, tr.2; tr.8; tr.7.

(4) Báo Quân đội nhân dân, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, số 21386, ngày 20/10/2020 - Phụ trương của báo Quân đội nhân dân.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG - ST, H.1995.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG - ST, H. 2016.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, H.2018.

 

Phan Bá Giáp - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

ĐBQH - PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lịch sử, địa lý, văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Ngày đăng 15/04/2024
Đến năm 2025, cả nước dự kiến có hơn 600 đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập và việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới này là vấn đề hiện đang được dư luận rất quan tâm. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc đặt tên cần thể hiện được dấu ấn, truyền thống văn hóa, lịch sử địa lý… của địa phương.

Vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Ngày đăng 05/04/2024
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đột phá chiến lược về thể chế. Bài viết tập trung nghiên cứu các yêu cầu đặt ra trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Công vụ và sự thay đổi hướng tới trả lương theo vị trí việc làm

Ngày đăng 29/03/2024
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việt Nam đang chuyển đổi sang mô hình công vụ vị trí việc làm và hướng đến trả lương theo vị trí việc làm. Bài viết phân tích, trao đổi về công vụ và các mô hình công vụ cùng với vấn đề vị trí việc làm để hướng tới trả lương theo vị trí việc làm.

Những nội dung cơ bản trong chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên

Ngày đăng 22/03/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên, khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”(1). Vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, quan điểm về sự nghiệp “trồng người” trở thành tư tưởng xuyên suốt, góp phần chuẩn bị và xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu, dẫn dắt thanh niên trở thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Một số nội dung về phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính

Ngày đăng 19/03/2024
Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức(1). VBHC là phương tiện không thể thiếu để các cơ quan, tổ chức truyền đạt các thông tin quản lý và ban hành các quyết định quản lý. VBHC cũng là sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của của cơ quan, tổ chức nói chung, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nói riêng.