Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Vận động cử tri không đi bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật

Ngày đăng: 13/04/2021   14:03
Mặc định Cỡ chữ
Thời gian gần đây, xuất hiện một số luận điệu tuyên truyền, “lời vận động” kêu gọi cử tri không tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Việc phát tán, tuyên truyền các luận điệu này là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tham gia bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của Nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực Nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy Nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

Quyền bầu cử đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể, Điều 27 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định". Nhà nước ta luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền bầu cử, ứng cử được coi là quyền quan trọng của công dân, đi đôi với quyền là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Do đó, vận động cử tri không đi bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân.

Điều 95, Chương X, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: "Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự".

Điều 160, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm nói trên:

“Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với việc bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước, người dân đã trực tiếp tổ chức ra Nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình để thay mặt mình thực hiện quyền lực Nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy Nhà nước để tổ chức, điều hành các hoạt động quản lý xã hội. Đại bộ phận cử tri đều hiểu rõ điều này. Tuy nhiên, trước những luận điệu chống phá, những “lời vận động” kêu gọi cử tri không đi bầu cử..., đòi hỏi mỗi công dân cần đề cao cảnh giác; kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Thực tiễn cho thấy, ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp luôn là ngày hội lớn của toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta; sự kiện chính trị quan trọng của xã hội. Theo kế hoạch, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước vào ngày 23/5/2021. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới; toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội các cấp. Thực hiện đúng, đủ quyền bầu cử không chỉ thể hiện trách nhiệm chính trị của mỗi cử tri mà còn là cách để mỗi cử tri góp sức vào thành công của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; trực tiếp đập tan các luận điệu chống phá của các thế lực phản động, thù địch./.

Theo: dangcongsan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày đăng 20/07/2021
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Cuộc bầu cử) là sự kiện chính trị, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong năm 2021. Với tỷ lệ 99,60% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu, Ngày bầu cử 23/5/2021 đã thực sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân; Cuộc bầu cử đã thành công toàn diện về mọi mặt, đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, bình đẳng, an toàn và tiết kiệm; đồng thời đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về ý nghĩa và sự thành công của Cuộc bầu cử.

499 người trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV

Ngày đăng 20/07/2021
Hội đồng Bầu cử quốc gia cho biết, tất cả các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia có mặt đã biểu quyết nhất trí thông qua Nghị quyết xác nhận 499 người trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV - Tiền đề cho thành công toàn khóa

Ngày đăng 20/07/2021
Sáng 20/7/2021, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có phát phát biểu chỉ đạo quan trọng trong phiên khai mạc.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày đăng 15/07/2021
Sáng nay 15/7/2021, Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự Hội nghị.

Hội đồng thẩm định cấp bộ thông qua Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày đăng 13/07/2021
Ngày 10/7/2021, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định cấp bộ Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (Hội đồng).