Hà Nội, Ngày 27/04/2025

Công tác quản lý nhân lực hành chính công ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 29/11/2014   08:02
Mặc định Cỡ chữ

Nhân lực hành chính công là một trong những yếu tố rất quan trọng và mang tính quyết định của nền hành chính nhà nước. Bởi nhân lực hành chính công, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức - là sản phẩm, cũng đồng thời là chủ thể của nền hành chính nhà nước. Trong quá trình hoạt động công vụ mang tính quyền lực nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức và cả cộng đồng xã hội. Mọi yếu tố của nền hành chính nhà nước, như: thể chế, cơ cấu tổ chức, tài chính công và tiến trình quản lý đều do đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện.

Chủ tọa Hội thảo “Mô hình quản lý nhân lực hành chính công của Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam” (TS. Nguyễn Tiến Dĩnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ thứ hai từ phải sang)
Vì vậy từ năm 1986, đất nước ta bắt đầu quá trình đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc cải cách hành chính nhà nước gắn với cải cách kinh tế, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp... Đảng và Nhà nước đã luôn xác định đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cải cách hành chính nhà nước.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta đã xác định: “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Quy định rõ và đề cao vai trò của người đứng đầu” và nhấn mạnh phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 đột phá chiến lược.
Chương trình tổng thể cải cách nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đề ra mục tiêu: “đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu họp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước” và “xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.
Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và chương trình cải cách hành chính nhà nước, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực trong xây dựng và quản lý cán bộ, công chức nhà nước. Trong đó, đã đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng hơn. Đã phân định khá rõ trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ và chính quyền địa phương cũng như phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan hành chính và thủ trưởng các đon vị sự nghiệp, dịch vụ công thực hiện; đồng thời tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị nước ta, trên cơ sở đó đã xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãi ngộ thích họp. Chủ trương, quan điểm của Đảng về tách hành chính với doanh nghiệp, với sự nghiệp đã được cụ thể hóa và triển khai thông qua quy định, thể chế về công chức hành chính, viên chức sự nghiệp.
Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh, công chức hiện có để điều chỉnh, ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, hạng viên chức. Đến nay, đã xây dựng được hơn 200 tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức đã góp phần quan trọng trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Đồng thời, đã ban hành tiêu chuẩn chức danh công chức chuyên môn chính quyền cấp xã, do đó đã đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở.
Đã có sự thay đổi cơ bản trong việc tuyển dụng đối với công chức hành chính là phải qua thi tuyển bắt buộc, đối với viên chức sự nghiệp áp dụng cả hai hình thức thi tuyển và xét tuyển. Việc thi nâng ngạch đối với chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao câp và các ngạch tương đương được tô chức với những đổi mới tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng có những đổi mới từ nội dung chương trình đến phương pháp và phân cấp tạo điều kiện cho các cấp chủ động và tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trong đó, nội dung, chương trình đào tạo đã được đổi mới, xây dựng lại cho phù họp đảm bảo đáp ứng đúng trình độ cán bộ, công chức theo ngạch, lãnh đạo quản lý các cấp, đảm bảo không trùng lắp giữa các chương trình, kết cấu theo hướng mở, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước, rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Đồng thời, công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức đã chú trọng đến bồi dưỡng theo chuyên ngành, vị trí việc làm và nhu cầu công việc để đáp ứng nhu cầu xây dựng và quản lý nguồn nhân lực của các cơ quan đơn vị.
Cùng với việc xác định tiêu chuẩn, quan tâm đến công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nhà nước cũng đã quan tâm cải cách chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức. Đề án chính sách tiền lương được xây dựng và thực hiện theo lộ trình với bước đi phù hợp với tình hình đất nước, từng bước góp phần ổn định đời sống của cán bộ, công chức khi giá cả thị trường có sự biến động.
Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong nền hành chính nhà nước, đẩy mạnh cải cách chế độ công chức công vụ nhưng công tác quản lý nhân lực hành chính công ở Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế. Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 nhằm: “đến 2010 đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại” chưa đạt so với yêu cầu. Trong đó, những giải pháp đối mới công tác quản lý cán bộ, công chức theo hướng hiện đại hóa, như: phân cấp, tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, công tác kiểm tra giám sát quá trình phân cấp chậm được triển khai dẫn đến các cơ quan hành chính vẫn ôm đồm nhiều việc, can thiệp quá sâu vào hoạt động của các đơn vị cơ sở, làm cản trở hoạt động... công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt cán bộ, công chức chậm được thay đổi. Công tác đánh giá cán bộ, công chức còn chung chung, hình thức, chưa có tiêu chí phân loại cụ thể, rõ ràng, đánh giá còn nể nang, chưa phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người giao nhiệm vụ trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức và đánh giá chưa chính xác được chất lượng thực chất của đội ngũ cán bộ, công chức.
Nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tuy đã có nhiều đổi mới tích cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đào tạo bắt buộc theo chuyên ngành, vị trí việc làm và nhu cầu công việc, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trước khi được đề bạt, bổ nhiệm... mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng là khá lớn; bằng cấp chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng và chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ, công chức có bằng cấp, chứng chỉ đang là vấn đề đáng lo ngại.
Cùng với đó, chính sách tiền lương còn thấp dẫn đến đời sống cán bộ, công chức còn gặp nhiều khó khăn, nên mục tiêu: “đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của nền công vụ, đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình” không đạt yêu cầu. Mặt khác, môi trường làm việc kém hấp dẫn, nên không thu hút được những người giỏi vào bộ máy nhà nước, thậm chí nhiều cán bộ, công chức xin ra khỏi cơ quan nhà nước để vào các liên doanh, doanh nghiệp tư nhân có thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn. Một số địa phương có chính sách thu hút các sinh viên đỗ thủ khoa vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, nhưng chỉ một thời gian không giữ chân được các thủ khoa ở lại làm việc lâu dài.
Vì vậy, sự tồn tại, yếu kém nhất của chương trình cải cách hành chính nhà nước hiện nay là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới, tình hình mới. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong nền hành chính nhà nước suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội. Vì vậy mục tiêu “đến 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu họp lý, chuyên nghiệp, hiện đại” không đạt yêu cầu.
Hiện nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước, chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. Đặc biệt, đất nước ta hiện nay đã và đang hội nhập ngày càng sâu hơn với thế giới về cả chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đến năm 2015 và 2018 phải thực hiện lộ trình thuế quan; cơ hội và thách thức sắp tới Việt Nam tham gia vào Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Do đó, đòi hỏi Việt Nam càng phải đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước đạt hiệu quả hơn, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, cải cách đồng bộ từ thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ, tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Muốn vậy, điều tiên quyết là phải đẩy mạnh cải cách và tập trung xây dựng bằng được: “đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”, “xây dựng nền công vụ: chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Đảm bảo đến năm 2015 đạt mức trên 60% và đến năm 2020 đạt mức trên 80% cá nhân, tổ chức hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Để đạt được những mục tiêu và yêu cầu trên, đòi hỏi:
 
A. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, thực hiện đạo đức và văn hóa công vụế Luôn học tập rèn luyện nâng cao năng lực (cả kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc); nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức trong luật cán bộ, công chức và luật viên chức đã quy định; thực hiện nghiêm đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, những việc cán bộ, công chức không được làm như luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản Pháp luật khác quy định. Đồng thời, chống mọi “bệnh tật” của nền hành chính như: tệ quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm, thờ ơ, né tránh công việc, vô cảm, tham nhũng, bè phái, vây cánh, lạm quyền hay lợi ích nhóm...
 
B. Tăng cường công tác quản lý nhân lực hành chính công:
1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống về tiêu chuẩn, chức danh công chức, có cả công chức lãnh đạo quản lý, đảm bảo 100% các chức danh, tiêu chuẩn công chức được xây dựng. Trên cơ sở tiêu chuẩn công chức, chức danh, mỗi Bộ, ngành và địa phương cần cụ thể hóa và hoàn thiện tiêu chuẩn công chức cho phù hợp với vị trí việc làm và điều kiện ở địa phương, Bộ, ngành làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ, công chức.
2. Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức công vụ, tinh giản bộ máy để đảm bảo bộ máy cơ quan hành chính nhà nước gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, thực sự là cơ quan phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
Hiện nay, nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước còn ôm đồm thực hiện nhiều việc, kể cả công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Vì thế, bộ máy cơ quan nhà nước cồng kềnh, mất nhiều thời gian nhất là thời gian cung cấp dịch vụ công, chưa tập trung công tác thể chế, hoạch định chính sách và kiểm tra đôn đốc; hơn nữa còn ban hành nhiều những quy định trong quản lý, người dân phải thực hiện bắt buộc, cứng nhắc. Vì thế trong quản lý, điều hành hết sức nặng nề, phụ thuộc vào những quy chế, quy định đề ra, không uyển chuyển linh hoạt khi thực tế có sự thay đổi nên hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, cần đẩy mạnh rà soát chuyển đổi mạnh những việc không cần làm, hoặc làm không hiệu quả cho các tổ chức xã hội, xã hội làm để bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tránh đưa ra nhiều những quy định, thủ tục hành chính rườm rà, là lực cản của sự phát triển, cần xác định mục tiêu hiệu quả trong quản lý. Từ đó làm cơ sở cho việc tinh giản bộ máy nhà nước cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính công.
Chính phủ đã có nghị định về chính sách tinh giản biên chế từ nay đến 2020 phấn đấu giảm 100.000 công chức trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước đối với những trường hợp dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức, những công chức không đạt trình độ chuẩn, chuyên môn đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm và năng lực còn hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật...
2. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức để từng bước chuyển từ nền hành chính thực hiện công vụ theo chế độ chức nghiệp sang chế độ việc làm uyển chuyển, linh hoạt, năng động hơn trong tuyển dụng, sử dụng đào tạo bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cho cán bộ, công chức, tạo ra sự cạnh tranh, phấn đấu trong đội ngũ cán bộ, công chức... thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tinh giản bộ máy hành chính nhà nước.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ, công chức; thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm đều theo vị trí việc làm, cơ cấu công chức.
Đổi mới, nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức để lựa chọn đúng người có phẩm chất, trình độ, năng lực để tuyển dụng vào công vụ hoặc bổ nhiệm vào các ngạch cao hơn, vào vị trí việc làm đã được xác định. Tạo môi trường tốt cho công chức làm việc.
Đổi mới công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý, trong đó đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ, lãnh đạo cấp Vụ, cấp Sở, cấp Phòng thông qua thi tuyển hoặc trình bày đề án, phương án hành động; bắt buộc phải qua chương trình bồi dưỡng theo vị trí, chức danh lãnh đạo quản lý trước khi được đề bạt... quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo quản lý.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngoài việc bồi dưỡng theo nâng ngạch, cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên, cần coi trọng tập trung tổ chức bồi dưỡng chế độ bắt buộc chuyên ngành, vị trí việc làm và nhu cầu công việc.
4. Thực hiện chính sách thu hút người tài năng vào hoạt động công vụ. Tiến hành xây dựng chính sách thu hút nhân tài, quy định chế độ, chính sách liên quan đến việc phát hiện, tuyển chọn, trên cơ sở bồi dưỡng trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ để thu hút nhiều người có tài năng vào thực hiện công vụ, nhanh chóng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước của nền hành chính nhà nước.
5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức: việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức. Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác, việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công của cán bộ, công chức, coi đó là thước đo chính để đánh giá phấm chất, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức. Thực hiện thẩm quyền đánh giá cán bộ, công chức thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị sử dụng cán bộ công chức, của người trực tiếp giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức. Việc đánh giá phải theo quy trình đảm bảo dân chủ công bằng, công khai, chính xác và trách nhiệm đối với đánh giá công chức để đánh giá đúng, khuyến khích đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, phân loại rõ và xử lý cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ và có biện pháp đào thải trong đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ công chức, công vụ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành để đảm bảo các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, công chức trong nền hành chính công có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng đến tổ chức và hoạt động hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước. Trước yêu cầu đổi mới của đất nưóc, của quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu phải xây dựng nền hành chính nhà nước thống nhất thông suốt hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và hiện đại, thì trước hết phải tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có đủ năng lực trình độ phẩm chất chính trị, chuyên nghiệp đảm đương được nhiệm vụ đó là yêu cầu công tác quản lý nhân lực hành chính công ở Việt Nam hiện nay.
 
TS. Nguyễn Tiến Dĩnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ
 

Quang Hà ghi lại tại Hội thảo “Mô hình quản lý nhân lực hành chính công của Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11/2014

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm

Ngày đăng 17/02/2025
Gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đem đến cho nước ta những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo thế và đà để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu quả, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt “cuộc cách mạng” nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Gặp mặt đầu xuân Giáp Thìn năm 2024 giữa lãnh đạo Bộ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ Nội vụ

Ngày đăng 15/02/2024
Sáng 15/02/2024 (tức mùng 6 tháng Giêng), ngày làm việc đầu tiên của năm mới Giáp Thìn, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ đã gặp mặt, chúc mừng năm mới tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động khối cơ quan Bộ Nội vụ. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì buổi gặp mặt.

Sắp xếp đơn vị hành chính: Sẽ giảm 619 xã, 19 huyện; chưa tính toán sáp nhập các tỉnh

Ngày đăng 05/02/2024
Dự kiến sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ giảm 619 đơn vị hành chính cấp xã, 19 đơn vị hành chính cấp huyện. Hiện tại, Bộ Nội vụ chưa tính toán hay đề xuất gì về việc sắp xếp, sáp nhập bất cứ tỉnh, thành phố nào.

Bổ sung khen thưởng với đại biểu Quốc hội và người nước ngoài

Ngày đăng 24/10/2021
Sáng 23/10/2021, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) do Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì soạn thảo. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, với nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung. Cuộc phỏng vấn sau đây với đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, sẽ cụ thể hơn về những điểm mới của dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi).

Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới

Ngày đăng 01/09/2020
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Tiêu điểm

Xây dựng Đề án chung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (dự kiến trình Chính phủ trước ngày 06/5/2025)

Ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ đã ký ban hành Công văn số 05/CV-BCĐ gửi Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.