Hà Nội, Ngày 27/04/2025

Chuyên gia lý giải lý do sáp nhập các tỉnh thành

Ngày đăng: 12/04/2025   08:08
Mặc định Cỡ chữ

Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Sắp xếp tỉnh thành để kiến tạo không gian cho chiến lược phát triển trăm năm" do Báo Dân trí tổ chức ngày 10/4,  ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, điểm khác biệt rất lớn trong việc sáp nhập lần này so với trước đây chính là điều kiện phát triển hiện nay vượt trội, được hỗ trợ bởi nền tảng khoa học - công nghệ tiến bộ vượt bậc.

Nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia

Theo ông Trần Ngọc Chính, thời điểm sau năm 1975, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương sáp nhập các tỉnh. Với một quốc gia như Việt Nam, số lượng tỉnh lúc bấy giờ là quá lớn (72 tỉnh), gây ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất cũng như đời sống của người dân.

Đất nước vừa thống nhất, yêu cầu đổi mới và tái cơ cấu là cấp thiết. Tuy nhiên, thời điểm đó yếu tố chính trị được đặt lên hàng đầu, trong khi kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đất nước còn hạn chế. Việc sáp nhập khi đó mang nặng tính chính trị, đặt nền tảng cho sự phát triển theo hướng mới.

Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ảnh: Chinhphu.vn)

Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, đạt tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao. Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch không gian biển quốc gia. Hiện có 6 vùng kinh tế lớn: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng ta cũng đã quy hoạch hệ thống ngành nghề, quy hoạch hệ thống sân bay, bến cảng, đường bộ, đường sắt cao tốc... Mạng lưới hạ tầng phát triển mạnh với hàng nghìn km đường bộ và sắp tới sẽ có 3.000 km đường cao tốc. Đây là cơ sở vững chắc để sáp nhập địa phương, nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế - xã hội rộng mở hơn.

Việc sáp nhập lần này không chỉ phục vụ cho bộ máy hành chính tinh gọn mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách mạnh mẽ và bền vững sau 50 năm thống nhất đất nước.

Trao đổi với VTCNews, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhìn nhận, mỗi mô hình phân chia cấp tỉnh đều có thời điểm. Mặc dù việc chia tách tỉnh mang lại nhiều kết quả tích cực, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nhiều yếu tố thay đổi đáng kể khiến việc sáp nhập các tỉnh trở nên cần thiết.

Theo đó, chủ trương sáp nhập tỉnh một lần nữa được đặt ra với mục tiêu chính là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và tối ưu hóa nguồn lực phát triển. Việc duy trì quá nhiều tỉnh khiến bộ máy hành chính trở nên cồng kềnh, tốn kém ngân sách, trong khi nhiều tỉnh có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, khó thu hút đầu tư lớn và thiếu tính liên kết vùng.

Số lượng các tỉnh luôn thay đổi, phản ánh nhu cầu và mô hình quản trị của từng thời đại. Nếu như lần đầu sáp nhập, Nhà nước mong muốn có các tỉnh đủ lớn để phát triển kinh tế, còn khi chia tách là để phù hợp với năng lực quản lý, thì lần sáp nhập này nhằm tinh giản bộ máy, giảm bớt tầng nấc trung gian và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với tình hình mới.

Trước đây, khi khoảng cách về hạ tầng giao thông, liên lạc còn hạn chế, các tỉnh nhỏ có thể phát huy tính tự chủ địa phương, nhưng lại gặp khó khăn trong việc đồng bộ hóa các chính sách toàn quốc và tối ưu hóa nguồn lực.

Hiện nay, hạ tầng hiện đại, phương tiện đa dạng, trình độ cán bộ được nâng cao cùng sự phát triển của công nghệ thông tin, khoảng cách giữa trung tâm và địa phương gần như không còn là rào cản, cho phép Trung ương có thể giám sát và điều phối hiệu quả ngay cả khi các tỉnh được sáp nhập thành những đơn vị hành chính có quy mô lớn", ông Hà khẳng định.

Thời điểm chín muồi để sắp xếp đơn vị hành chính

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ khẳng định, đây là thời điểm chín muồi để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính với các căn cứ quy mô, diện tích, dân số, dư địa phát triển của nhiều địa phương...

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ (Ảnh: Dân Trí)

“Để có đề án trình các cấp có thẩm quyền, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu từ rất lâu, bởi chủ trương sáp nhập tỉnh có trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Quá trình xây dựng đề án, chúng tôi thực hiện khẩn trương, song cũng nghiên cứu kỹ lưỡng, tính đến tất cả yếu tố tác động có liên quan. Bên cạnh đề xuất phương án sắp xếp, chúng tôi tính toán đến nhiều yếu tố đảm bảo phương án sáp nhập này khả thi, đi vào thực tiễn” – ông Phan Trung Tuấn nói.

Theo Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, cùng với sắp xếp lại cấp tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã, thì phải có hệ thống pháp luật đồng bộ đi kèm. Trong ngày 10/4, Bộ Nội vụ trình Chính phủ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, đảm bảo xác định chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ sở. Trong đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền của cơ quan Trung ương cho cấp tỉnh, cấp cơ sở.

Đồng thời, Bộ đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị quyết 74 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Từ đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan trong việc hoàn thiện hệ thống thể chế để bảo đảm từ 1/7 chính quyền địa phương 2 cấp sẽ đi vào hoạt động.

Ông Phan Trung Tuấn cho biết thêm, với công việc khổng lồ liên quan, Bộ Nội vụ đã kịp thời phối hợp với địa phương có định hướng ban đầu làm cơ sở cho việc sắp xếp, hợp nhất cấp tỉnh, quy hoạch cấp xã.

Qua nắm bắt ban đầu của Bộ Nội vụ, nhiều địa phương đã tích cực chuẩn bị các phương án kỹ lưỡng. Ngày 1/5 tới là thời hạn cuối cùng địa phương gửi đề án sắp xếp hợp nhất cấp tỉnh, xã về Bộ Nội vụ. Từ đó, Bộ Nội vụ tổng hợp, nghiên cứu hoàn thiện đề án trình Quốc hội, Chính phủ./.

Minh Hà

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Xây dựng Luật thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành nhằm tạo lập hành lang pháp lý để hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 25/04/2025
Việc xây dựng Luật thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành là cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tạo lập hành lang pháp lý để các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước. 

Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 15/04/2025
Ngày 14/4/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 ban hành Kế hoạch số 47-KH/BCĐ thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.

Hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai họp thống nhất phương án sắp xếp hợp nhất đơn vị hành chính 

Ngày đăng 14/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định, việc hợp nhất hai địa phương là chủ trương rất đúng và là bước chuẩn bị quan trọng của Trung ương Đảng trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Sáp nhập Tây Nguyên với các tỉnh ven biển sẽ mở ra không gian phát triển bền vững

Ngày đăng 12/04/2025
Hướng sáp nhập để những tỉnh nội địa, những tỉnh ở trung tâm đồng bằng, thậm chí những tỉnh miền núi như tại Tây Nguyên, cũng có thể mở đường ra biển khi hợp nhất với một tỉnh duyên hải liền kề thể hiện tư duy chiến lược, là chỉ đạo nhất quán của Trung ương.

Đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành rà soát, tinh giản

Ngày đăng 05/04/2025
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương.

Tiêu điểm

Xây dựng Đề án chung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (dự kiến trình Chính phủ trước ngày 06/5/2025)

Ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ đã ký ban hành Công văn số 05/CV-BCĐ gửi Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.