Hà Nội, Ngày 27/04/2025

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang dần thay đổi nhận thức, tư duy, hành động theo hướng quan tâm vì lợi ích, vì sự hài lòng của người dân

Ngày đăng: 06/04/2025   13:08
Mặc định Cỡ chữ

Sáng 06/4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến với các điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà công bố kết quả, xếp hạng Chỉ số SIPAS 2024 và Chỉ số PAR Index 2024. Ảnh: VGP

Kết quả Chỉ số SIPAS năm 2024 đạt trung bình là 83,94%, tăng 1.28% so với năm 2023

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã báo cáo và công bố kết quả, xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024). Đây là hai công cụ quan trọng đánh giá kết quả, tác động của cải cách hành chính (CCHC) một cách toàn diện, khách quan, đa chiều; giúp các địa phương phân tích, so sánh và xác định rõ những mặt tích cực và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong từng nội dung, nhiệm vụ CCHC để có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, nâng chất lượng phục vụ nhân dân.

Cụ thể, năm 2024 là năm thứ 8, Bộ Nội vụ triển khai đo lường, xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước.

Để triển khai xác định SIPAS 2024, trên cơ sở các tiêu chí và phương pháp đo lường đã được phê duyệt, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam để tiến hành khảo sát ý kiến của 36.525 người dân tại 195 đơn vị hành chính cấp huyện, 385 đơn vị hành chính cấp xã và 1.170 thôn, bản, tổ dân phố, khu phố. Đối với nội dung xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công, có 09 nhóm chính sách quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân được lựa chọn để người dân đánh giá.

Đối với nội dung dịch vụ hành chính công, người dân đánh giá các dịch vụ nói chung được cung ứng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp ở địa phương. Từ ý kiến phản hồi của 36.525 người dân, Bộ Nội vụ đã tổng hợp, phân tích dữ liệu và xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024. Đây là một bộ chỉ số gồm 42 chỉ số phản ánh nhận định, đánh giá; 51 chỉ số phản ánh mức độ hài lòng và 10 chỉ số phản ánh nhu cầu, mong đợi của người dân.

Theo đó, kết quả Chỉ số SIPAS năm 2024 đạt trung bình là 83,94%, tăng 1.28% so với năm 2023; 05 tỉnh, thành phố có kết quả SIPAS 2024 cao nhất là Hải Phòng, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu; 05 tỉnh thấp nhất là Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, An Giang và Quảng Ngãi.

Mức độ hài lòng (MĐHL) của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung, năm 2024 đạt 83,84%, tăng 1.35% so với năm 2023; kết quả giữa các tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 78,16% - 90,59%. Trong đó, người dân hài lòng đối với 04 nội dung được đánh giá của việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách như sau: (1) MĐHL đối với trách nhiệm giải trình của chính quyền về chính sách là 83,40%; (2) MĐHL đối với cơ hội tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách là 83,21%; (3) MĐHL đối với chất lượng tổ chức thực hiện chính sách của chính quyền là 83,81%; MĐHL đối với kết quả, tác động của chính sách là 84,07%.

Mức độ hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công (DVHCC) năm 2024 đạt 84.09%, tăng 1.12% so với năm 2023; kết quả giữa các tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 78,18 - 92,00%. Mức độ hài lòng đối với từng nội dung cụ thể: (1) MĐHL đối với tiếp cận dịch vụ là 84.27%; (2) MĐHL đối với thủ tục hành chính là 84,23%; (3) MĐHL đối với công chức là 84,29%; (4) MĐHL đối với kết quả dịch vụ là 84.12%; (5) MĐHL đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân là 83.50%.

Nhìn chung, kết quả SIPAS 2024 đã ghi nhận nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp ở địa phương trong triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ người dân. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang dần thay đổi nhận thức, tư duy, hành động theo hướng quan tâm vì lợi ích, vì sự hài lòng của người dân và đáp ứng nhu cầu, mong đợi của người dân. Người dân, xã hội đang dần quan tâm, ủng hộ, giám sát, phản hồi ý kiến tích cực hơn đối với các cơ quan nhà nước để cùng xây dựng một nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, nâng cao sự hài lòng của người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP

Thành phố Hải Phòng đứng đầu, tỉnh Cao Bằng đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2024

Công bố kết quả Chỉ số PAR Index 2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, năm 2024 là năm thứ 13 Bộ Nội vụ triển khai đánh giá, xác định Chỉ số CCHC của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Nội vụ đã phê duyệt Bộ tiêu chí đánh giá mới nhằm sửa đổi, bổ sung, cập nhật các tiêu chí và phương pháp đánh giá cho phù hợp với thực tiễn và góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP.

Theo đó, Chỉ số CCHC cấp tỉnh bao gồm 08 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần; tổng điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó, 68 điểm đánh giá kết quả CCHC và thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, 32 điểm đánh giá tác động của CCHC thông qua điều tra xã hội học. 

Để xác định Chỉ số CCHC năm 2024, Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát hơn 85,600 phiếu, trong đó, có 36,525 phiếu của người dân để đo lường mức độ hài lòng nêu trên; 49,159 phiếu điện tử khảo sát nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, lãnh đạo quản lý tại các bộ, địa phương, hội, hiệp hội.

Kết quả Chỉ số CCHC 2024 của các tỉnh, thành phố được phân theo 02 nhóm: Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, gồm 13 tỉnh, thành phố. Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, gồm 50 tỉnh, thành phố.

Theo đánh giá, thành phố Hải Phòng đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2024 với kết quả đạt 96.17%, cao hơn 4.30% và tăng 01 bậc xếp hạng so với năm 2023. Xếp vị trí thứ 02 là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với kết quả đạt 93.35%, tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2023. 

Một số địa phương khác cũng đã thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác CCHC, như: thành phố Hà Nội xếp thứ 03/63, đạt 92.75%; Quảng Ninh xếp thứ 04/63, đạt 91.49%; tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 05/63, đạt 91.47%.

Đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2024 là tỉnh Cao Bằng (đạt 82.95%), mặc dù vậy, kết quả này vẫn cao hơn 1.63% so với đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2023 là tỉnh An Giang (chỉ đạt 81.32%). 

Năm 2024, có 06/08 chỉ số thành phần tăng điểm; tăng cao nhất là Chỉ số thành phần “Tác động của CCHC đến người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương” (+3.79%). 02/08 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2023, đó là “Cải cách tài chính công” (-0.02%) và “Cải cách thể chế” (-1.60%).

- Chỉ số thành phần “Chỉ đạo điều hành CCHC” tiếp tục đạt giá trị trung bình cao nhất, với kết quả là 97.20%, cao hơn 1.94% so với năm 2023 (95.25%); có 07 địa phương đạt tỷ lệ điểm đánh giá tối đa (100%). Ngoài ra còn có 52 địa phương đạt tỷ lệ đánh giá trên 90%; địa phương có tỷ lệ điểm thấp nhất đối với Chỉ số thành phần này là tỉnh Kiên Giang, đạt 88.31%.

- Chỉ số thành phần “Cải cách thủ tục hành chính”, giá trị trung bình đạt 96.79%, cao hơn 2.38% so với năm 2023 (đạt 94.41%); 43 địa phương tăng điểm so với năm 2023; có 16 địa phương đạt tỷ lệ điểm đánh giá tối đa (100%). Địa phương đứng cuối bảng xếp hạng là tỉnh Bạc Liêu, chỉ đạt 86.38%.

- Chỉ số thành phần “Cải cách tổ chức bộ máy” xếp vị trí thứ 03/08, đạt 91.80%, cao hơn 0.52% so với năm 2023 (đạt 91.28%); 54 địa phương đạt tỷ lệ điểm đánh giá trên 90%; đứng đầu bảng xếp hạng là Sơn La, đạt 96.98%; thấp nhất là tỉnh Quảng Bình, đạt 81.93%. 

- Chỉ số thành phần ”Cải cách thể chế”, xếp thứ 04/08, đạt trung bình 91.61%, thấp hơn 1.60% so với năm 2023; 26 địa phương cho kết quả tăng điểm so với 2023, tăng cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (+6.34%); 37 địa phương cho kết quả giảm điểm so với 2024, giảm nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang (-10.37%). Đứng đầu bảng xếp hạng là thành phố Hải Phòng, đạt 97.97%; đứng vị trí thứ 63/63 là tỉnh Nghệ An, đạt 84.58%.

- Chỉ số thành phần “Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số” xếp vị trí thứ 05/08, đạt 84.93%, cao hơn 1.68% so với năm 2023 (83.25%). Có 10 địa phương đạt kết quả trên 90% (năm 2023 chỉ có 6 địa phương); đứng đầu bảng xếp hạng là tỉnh Nam Định, đạt 95.99%. 

- Chỉ số thành phần “Cải cách chế độ công vụ”, đạt 84.41%, cao hơn 0.94% so với năm 2023 (83.47%). Có 08 địa phương cho kết quả trên 90% và 10 địa phương cho kết quả dưới 80%, không có địa phương nào đạt dưới 70%; 35 địa phương cho kết quả điểm tăng và 28 địa phương cho kết quả điểm giảm ở Chỉ số thành phần này. Đứng đầu bảng xếp hạng là Hải Phòng, đạt 95.80%, thấp nhất là Bắc Ninh đạt 76.08%.

- Chỉ số thành phần “Tác động của CCHC đến người dân và phát triển kinh tế - xã hội” đạt giá trị trung bình 81.52%, cao hơn 3.79% so với năm 2023 (77.73%); 46 địa phương cho kết quả tăng và 17 địa phương cho kết quả giảm so với năm 2023; tăng nhiều nhất là tỉnh Hòa Bình (+16.81%), giảm nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang (-10.90%). Đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số thành phần này là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đạt 92.62%, đứng cuối là tỉnh Cao Bằng, đạt 59.56%.

Có thể khẳng định, năm 2024, các địa phương đã có nhiều nỗ lực chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác CCHC một cách toàn diện và hiệu quả; kết quả đánh giá nhiều tiêu chí cho thấy sự chuyển biến rõ nét so với năm 2023, phương pháp chỉ đạo, điều hành CCHC có nhiều sáng tạo, đổi mới tích cực. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành CCHC ngày càng có những chuyển biến tích cực cả về tư duy, hành động và hiệu quả đạt được trong thực tiễn. Các địa phương đã tăng cường rà soát, đề xuất tháo gỡ nhiều thể chế, cơ chế, chính sách, góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong năm qua. Cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt, nhiều mô hình mới được triển khai thí điểm, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và Đề án 06 đã mang lại nhiều hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Cải cách tổ chức bộ máy được triển khai quyết liệt, khẩn trương, khoa học và đạt được nhiều kết quả đột phá. Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tiếp tục là điểm sáng của cải cách, khung pháp lý tiếp tục được hoàn thiện; các ứng dụng, cơ sở dữ liệu được phát triển mạnh mẽ, dữ liệu thường xuyên được cập nhật, kết nối chia sẻ liên thông, phục vụ ngày càng hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND các cấp ở địa phương./.

Chí Tâm

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030

Ngày đăng 11/04/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; rà soát, có giải pháp cụ thể, thiết thực tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tập trung triển khai nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 27/03/2025
Đó là một trong những nhiệm vụ cụ thể về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, được nêu trong Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Nội vụ năm 2025.

Bộ Nội vụ: Phấn đấu đạt tỷ lệ số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực

Ngày đăng 20/03/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng vừa ký Quyết định số 235/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2025 của Bộ Nội vụ. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/3/2025.

Thủ tướng: Không có giới hạn trong cắt giảm thủ tục hành chính

Ngày đăng 18/03/2025
Kết luận Phiên họp của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, phát triển công dân số toàn diện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) sang trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng các phương án tổ chức, sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ

Ngày đăng 15/03/2025
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các phương án tổ chức, sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh, hoàn thành trong năm 2025.

Tiêu điểm

Xây dựng Đề án chung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (dự kiến trình Chính phủ trước ngày 06/5/2025)

Ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ đã ký ban hành Công văn số 05/CV-BCĐ gửi Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.