Hà Nội, Ngày 16/03/2025

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) bảo đảm tính kế thừa và khái quát cao theo yêu cầu đổi mới xây dựng pháp luật

Ngày đăng: 12/02/2025   20:04
Mặc định Cỡ chữ

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 12/02/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật gồm 05 chương, 32 điều, bảo đảm tính kế thừa và khái quát cao theo yêu cầu đổi mới xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư và Quốc hội, bảo đảm ổn định và "tuổi thọ" lâu dài trong hệ thống pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đã cụ thể ba chính sách: Hoàn thiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước ở Trung ương; hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ; hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan với chính quyền địa phương.

Theo đó, dự thảo Luật làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng trình Quốc hội quyết định các nội dung cơ bản, quan trọng; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền; trình Chủ tịch nước quyết định đặc xá theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chính phủ.

Việc xác định nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Toàn án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao gắn với hoàn thiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất sẽ bảo đảm nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan lập pháp và tư pháp..

Dự thảo Luật cũng quy định, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực. Chính phủ phân công phạm vi quản lý nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ; phân cấp thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bảo đảm phân định rõ trách nhiệm với tư cách thành viên Chính phủ và người đứng đầu bộ, ngành.

Chính phủ quyết định các chính sách phát triển ngành, vùng, địa phương, trừ những chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua.

Đối với những vấn đề đã phân quyền cho chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương chủ động quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân quyền.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, dự thảo Luật đã xác định nguyên tắc phân quyền; trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ; đồng thời, nhấn mạnh đến nguyên tắc phân định thẩm quyền bảo đảm Thủ tướng Chính phủ không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với việc cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ và tư cách người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ. 

Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để quy định thống nhất chủ thể nhận phân cấp ở địa phương và các nguyên tắc chung về phân cấp, ủy quyền, bảo đảm thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý giữa trung ương và địa phương.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cơ bản tán thành với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, thống nhất với các quy định của Hiến pháp năm 2013.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội lưu ý, một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong dự thảo Luật được thể hiện khá chi tiết, có tính chất liệt kê, dẫn đến vừa thừa, vừa thiếu. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu quy định theo hướng khái quát hơn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất với các luật có liên quan./.

Trí Đức

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Ngày đăng 14/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 13/3/2025 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo).

Sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày đăng 13/03/2025
Chiều 13/3/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo dự và phát biểu tại Phiên họp.

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 12/03/2025
Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 571/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Ngày đăng 11/03/2025
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và Nghị định số 70/2023/NĐ-CP và các quy định khác (nếu có) liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, đề xuất sửa đổi theo hướng tạo điều kiện miễn giấy phép lao động hoặc rút gọn thủ tục cấp giấy phép lao động cho các đối tượng thuộc lĩnh vực cần ưu tiên, tranh thủ, bảo đảm thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi, thông thoáng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2025.

Nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Ngày đăng 11/03/2025
Chiều 11/3/2025, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tham dự cuộc họp.

Tiêu điểm

Sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị hành chính cấp xã

Chiều 13/3/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo dự và phát biểu tại Phiên họp.