Hà Nội, Ngày 25/01/2025

Kết quả Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Ngày đăng: 07/01/2025   11:05
Mặc định Cỡ chữ

Tháng 9/2024, Liên hợp quốc công bố Việt Nam vươn lên vị trí thứ 71 trong xếp hạng Chính phủ điện tử, tăng 15 bậc so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI "Rất cao", đạt mục tiêu xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2024.

Tháng 9/2024, Liên hợp quốc công bố Việt Nam vươn lên vị trí thứ 71 trong xếp hạng Chính phủ điện tử, tăng 15 bậc so với năm 2022.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và sự điều phối, thúc đẩy của Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, hoạt động chuyển đổi số trên toàn quốc năm 2024 đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và mang lại kết quả thực chất hơn cho người dân. 

Về thể chế

Đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn tồn tại từ lâu và tạo không gian, động lực phát triển mới phục vụ chuyển đổi số, nổi bật đã ban hành Luật Dữ liệu số 60/2024/QH15; Nghị định số 82/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Nghị định số 138/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 (Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024). 

Về Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số

Chính phủ đã xác định 10 cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó có 05 cơ sở dữ liệu quốc gia đã được hoàn thiện và khai thác (dân cư; bảo hiểm; đăng ký doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức; thủ tục hành chính). Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã triển khai, kết nối và chia sẻ dữ liệu với 18 bộ, ngành, 63 địa phương và 04 doanh nghiệp, phục vụ hơn 1,3 tỷ lượt tra cứu. Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia hiện kết nối với hơn 90 cơ quan, doanh nghiệp, cung cấp trên 30 dịch vụ dữ liệu với 2,59 tỷ giao dịch, trong đó năm 2024 đạt 942 triệu giao dịch. 

Năm 2024, Chính phủ đã giao 5.117 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương với hệ thống cung cấp API kết nối với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của 03 bộ và 19 địa phương. Hệ thống họp và xử lý công việc đã phục vụ 23 phiên họp, xử lý 657 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 250.600 hồ sơ giấy. Tổng cộng, hệ thống đã phục vụ 111 hội nghị, xử lý 2.662 phiếu và thay thế khoảng 953.700 hồ sơ giấy.

Đến nay, có hơn 87 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip được cấp; 87,08% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử; hơn 13 triệu chữ ký số đã được cấp, đạt tỷ lệ 25% tổng số người trưởng thành có chữ ký số. 100% người dân sử dụng VNeID để đăng nhập Dịch vụ công trực tuyến với hơn 93,7 triệu lượt truy cập vào cuối tháng 11/2024. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 45%, tăng 28% so với 2023, trong đó khối bộ đạt 62,48%. Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.475 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 70,8% tổng số thủ tục hành chính và đồng bộ hơn 382 triệu hồ sơ trạng thái xử lý, tăng 82,5 triệu so với năm 2023.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố hơn 150 nền tảng số để tối ưu hóa đầu tư và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong cung cấp dịch vụ. Dịch vụ viễn thông 5G đã được các doanh nghiệp viễn thông cung cấp đến 63 địa phương. Tỷ lệ dân số được phủ sóng 5G toàn quốc đạt 25,5%, tỷ lệ dân số được phủ sóng 5G khu vực thủ phủ tỉnh đạt 93,34%; tăng thêm 01 tuyến cáp quang biển đi quốc tế.

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP (ước tính) đạt 18,3%. Tăng trưởng 20% so với năm 2023. Việt Nam đang được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Về an toàn thông tin

Việt Nam tăng 08 bậc từ vị trí 25 lên vị trí 17/194 quốc gia, đạt 99,74/100 điểm, thuộc nhóm I Hình mẫu (gồm 46 quốc gia); đứng thứ 04/38 nước khu vực châu Á, Thái Bình Dương (xếp hạng sau các quốc gia: Hàn Quốc đạt 100 điểm; Indonesia đạt 100 điểm và Singapore đạt 99,86 điểm).

Về kết quả phê duyệt hồ sơ cấp độ đảm bảo an toàn thông tin, số hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ cấp độ là 7.540 hệ thống, đạt 92% (tăng 27% so với năm 2023 là 65%), trong đó, có 49% hệ thống thông tin đã triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn theo hồ sơ được duyệt./.

Mạnh Tuyền - Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017

Ngày đăng 25/01/2025
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ yêu cầu tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; rà soát, đề xuất các phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng và hiệu quả.

Triển khai Đề án "Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá CCHC và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030" năm 2025

Ngày đăng 20/01/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy đã ký Quyết định số 25/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030" năm 2025. 

Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính

Ngày đăng 16/01/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Công tác) vừa ký Quyết định số 8/QĐ-TCTCCTTHC ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Tổ công tác này.

Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông cho phát triển

Ngày đăng 15/01/2025
Chiều 15/01/2025, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp thứ Chín nhằm đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc.

Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2025 của Bộ Nội vụ

Ngày đăng 08/01/2025
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Quyết định số 990/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2025 của Bộ Nội vụ.  

Tiêu điểm

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 21/01, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.