Hà Nội, Ngày 25/01/2025

Nghị định 178: Chính sách ưu việt đối với cán bộ nghỉ hưu sớm do tinh gọn bộ máy

Ngày đăng: 03/01/2025   15:05
Mặc định Cỡ chữ

Trong bối cảnh cải cách hành chính và sắp xếp bộ máy Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi, trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và được nhiều người quan tâm. Một trong những chính sách đáng chú ý, thể hiện rõ tính nhân văn và hợp lý của Đảng, Nhà nước ta là chính sách nghỉ hưu sớm được quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, vừa mới được ban hành vào ngày cuối cùng của năm 2024.

Đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên tính ưu việt của chính sách này chính là tính nhân văn trong cách thức triển khai. Đảng và Nhà nước ta không chỉ coi việc cắt giảm biên chế như một mục tiêu, mà còn đặt ra những chính sách để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quá trình nghỉ hưu trước tuổi.

Trong Nghị định quy định rõ, chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức còn đủ 10 năm công tác mà nghỉ hưu trước tuổi sẽ được trợ cấp hưu trí 1 lần và các chế độ chính sách nghỉ hưu trước tuổi. Cụ thể, nếu có tuổi đời còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm; nếu có tuổi đời còn đủ 5-10 năm đến tuổi nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương nhân với số tháng nghỉ sớm (được hưởng tối đa là 60 tháng).

Ngoài chính sách 1 lần kể trên, người nghỉ hưu trước tuổi còn được hưởng nguyên lương hưu và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Trong đó, cán bộ, công chức sẽ được hưởng trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi bao gồm: Đối với người còn đủ 2-5 năm đến tuổi nghỉ hưu, được trợ cấp bằng 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ sớm; đối với người còn trên 5 năm đến 10 năm mới đến tuổi nghỉ hưu, được trợ cấp bằng 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu sớm. Cùng với đó, đối tượng này còn được hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, có thể thấy, đối với một cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, vẫn sẽ được hưởng nguyên lương theo ngạch, không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và vẫn được hưởng các loại phụ cấp như: Chức vụ lãnh đạo, công vụ, công tác đảng, đoàn thể... Đây chính là chính sách nổi trội mang tính nhân văn mà các chính sách liên quan trước đây chưa có được.

Tại Thái Nguyên, trước đây khi chưa có Nghị định số 178 của Chính phủ, HĐND tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, nếu như so sánh các chính sách, chế độ được quy định tại Nghị quyết số 18 và Nghị định số 178, rõ ràng, các quy định tại Nghị định số 178 có tính ưu việt, vượt trội hơn hẳn.

Bên cạnh các chế độ trợ cấp tài chính, Nghị định số 178 còn đưa ra các chế độ đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức có quá trình cống hiến đặc biệt. Những người lao động này sẽ được xét khen thưởng quá trình công tác và tính thời gian nghỉ hưu sớm vào thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc bổ nhiệm chức vụ hiện tại để xét khen thưởng.

Chế độ này thể hiện sự trân trọng và ghi nhận công lao đóng góp của các cán bộ, công chức trong suốt quá trình công tác, đặc biệt là những người có thời gian công tác dài nhưng lại nghỉ hưu trước tuổi. Chính sách này không chỉ giúp họ duy trì được uy tín và danh dự trong công việc mà còn khích lệ các thế hệ cán bộ, công chức tiếp tục cống hiến cho đất nước.

Qua đây có thể thấy, với những chính sách, cơ chế hết sức “hấp dẫn” đối với người nghỉ hưu sớm, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, mà còn tạo ra không gian để đội ngũ nhân sự trẻ, có năng lực, sáng tạo, nhiệt huyết thay thế những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Không những thế, chính sách này còn góp phần vào quá trình chuyển đổi số và hiện đại hóa nền hành chính, giúp hệ thống công quyền đáp ứng kịp thời với yêu cầu của nền kinh tế số và yêu cầu công tác trong bối cảnh quốc tế hóa.

Tuy nhiên, Nghị định này sẽ không áp dụng đối với người không đủ tuổi tái cử. Với những người không đủ tuổi tái cử sẽ áp dụng theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Với những ưu điểm này, Nghị định số 178 sẽ giúp Thái Nguyên và các tỉnh, thành phố trong cả nước đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Và đặc biệt, đây là một cơ hội lớn đối với tỉnh Thái Nguyên, khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

 

Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên 

Theo: baothainguyen.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Ngày đăng 02/01/2025
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, toàn tỉnh có 802.666 thanh niên từ 16 đến 30 tuổi, đây là nguồn nhân lực dồi dào góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Do vậy, công tác quản lý nhà nước đối với thanh niên luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp hết sức quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ khóa: thanh niên, quản lý nhà nước, công tác thanh niên.

Một số giải pháp triển khai thống nhất, hiệu quả Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Ngày đăng 25/12/2024
Ngày 24/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1331/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 (Chiến lược). Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triên toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có lý tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe và lối sổng lành mạnh; có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vừng của đất nước và hội nhập quốc tế. Phát huy tinh thần cống hiến, xung kích, tình nguyện và nâng cao trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vĩnh Long: Kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên

Ngày đăng 25/12/2024
Ngày 16/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Vĩnh Long năm 2023 (Chương trình). Kế hoạch được ban hành nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1113/QĐ-BNV ngày 17/10/2021 của Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 22/9/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển thanh niên tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 14/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025.

Ninh Thuận: Xây dựng thế hệ thanh niên phát triển toàn diện

Ngày đăng 25/12/2024
Lực lượng thanh niên toàn tỉnh Ninh Thuận có khoảng 137.049 người, chiếm 24,2% dân số và 34,43% lực lượng lao động trong toàn tỉnh; thanh niên dân tộc thiểu số có trên 17.461 người, chiếm hơn 22% trong tổng số thanh niên. 

Nam Định: Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên phát triển

Ngày đăng 25/12/2024
Tỉnh Nam Định có diện tích 1.668,5 km2, với 72 km bờ biển. Đảng bộ tỉnh hiện có 15 Đảng bộ trực thuộc, với 110.783 đảng viên, sinh hoạt ở 931 tổ chức cơ sở đảng. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Nam Định (đô thị loại I) và 9 huyện, với 226 xã, phường, thị trấn (bao gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn); dân số 1,85 triệu người. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 448.000 thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, chiếm trên 21% dân số và 24,91% lực lượng lao động. 

Tiêu điểm

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 21/01, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.