Tỉnh Nam Định có diện tích 1.668,5 km2, với 72 km bờ biển. Đảng bộ tỉnh hiện có 15 Đảng bộ trực thuộc, với 110.783 đảng viên, sinh hoạt ở 931 tổ chức cơ sở đảng. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Nam Định (đô thị loại I) và 9 huyện, với 226 xã, phường, thị trấn (bao gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn); dân số 1,85 triệu người. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 448.000 thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, chiếm trên 21% dân số và 24,91% lực lượng lao động.
Thời gian qua, việc thực hiện pháp luật, chính sách đối với thanh niên và công tác quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định được triển khai hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đạt được những kết quả khá toàn diện trên các mặt. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên; ban hành các văn bản, thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền
Thực hiện Luật Thanh niên ngày 16/6/2020; Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Văn bản số 509/BNV-CTTN ngày 29/01/2024 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2024; Nghị quyết số 64/NQ- HĐND ngày 02/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phát triển thanh niên tỉnh Nam Định, giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định giai đoạn 2022-2025; UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 22/3/2024 triển khai thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên của tỉnh Nam Định.
Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đã tích cực tham mưu, đề xuất cho các cơ quan, đơn vị, địa phương hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tham mưu lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh giai đoạn 2021- 2030 và giai đoạn 2022-2025 vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định nêu rõ 6 mục tiêu và 20 chỉ tiêu, trong đó có 13 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 07 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đạt hiệu quả, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành UBND các huyện, thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương, cụ thể như: Sở Giáo dục và Đào tạo với việc triển khai tích hợp, lồng ghép việc giáo dục pháp luật cho thanh niên vào các hoạt động giáo dục cũng như giảng dạy trong các nhà trường; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh, sinh viên; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển, phương thức giáo dục, đào tạo trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng. Phát huy vai trò của giảng viên, giáo viên trẻ, học sinh, sinh viên trong công tác chuyển đổi số; chủ động khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu từ thư viện và thư viện số, nguồn tư liệu, phần mềm, chương trình đào tạo trực tuyến; thực hiện các đề án đã được phê duyệt như: Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017- 2025"; Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với các hoạt động hỗ trợ thanh niên sáng tạo khởi nghiệp; Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Để triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên có hiệu quả, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 27/12/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021- 2030”; Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 23/8/2022 về việc triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 02/02/2023 về việc triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường năng lực quản lý, điều phối hoạt động tình nguyện cho đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, Hội Sinh viên Việt Nam các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2022-2030”; Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 20/02/2023 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên năm 2023; Kế hoạch số 30/KH- UBND ngày 21/2/2023 về thực hiện Chương trình “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam, giai đoạn 2022-2030”; Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 03/7/2023 về việc bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định, giai đoạn 2023-2027; Kế hoạch số 141/KH- UBND ngày 27/10/2023 thực hiện Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, văn hóa cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Nam Định trên không gian mạng giai đoạn 2023-2030”.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc chăm lo, giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thanh niên. Cụ thể, đã có nhiều chương trình, kế hoạch được các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai cho đối tượng thanh niên trên các lĩnh vực như: Lao động việc làm; bảo vệ sức khỏe, hôn nhân gia đình,... tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên được học tập, hoạt động khoa học, vui chơi giải trí và tham gia bảo vệ Tổ quốc... Qua đó, ý thức của thanh niên tham gia vào tổ chức đoàn, hội và các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, đơn vị ngày càng được nâng cao.
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên được đẩy mạnh, tạo sự gắn kết trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến thanh niên trên địa bàn tỉnh, nhất là khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình phát triển thanh niên của tỉnh. Từ đó đã phát huy vai trò của thanh niên trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên được đẩy mạnh, tạo sự gắn kết trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến thanh niên trên địa bàn tỉnh, nhất là khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình phát triển thanh niên của tỉnh.
Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đã tích cực tham mưu, đề xuất cho các cơ quan, đơn vị, địa phương hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tham mưu lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh giai đoạn 2021- 2030 và giai đoạn 2022-2025 vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên cho đội ngũ công chức trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên được quan tâm triển khai thực hiện.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên được quan tâm, đẩy mạnh; việc định hướng nghề, dạy nghề và giới thiệu việc làm được các cấp ủy đảng, chính quyền được quan tâm chú trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên tại địa phương sau khi học nghề. Nhận thức của các cấp bộ Đoàn và cán bộ Đoàn cơ sở về hỗ trợ thanh niên hướng nghiệp, học nghề và giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia học nghề, giới thiệu việc làm và vay vốn phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh. Các thiết chế văn hóa, thể thao đối với thanh niên đã từng bước được quan tâm, đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên rèn luyện nâng cao thể chất, văn hóa tinh thần để phát triển toàn diện.
Các thiết chế văn hóa, thể thao đối với thanh niên đã từng bước được quan tâm, đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên rèn luyện nâng cao thể chất, văn hóa tinh thần để phát triển toàn diện.
Các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra hàng năm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, sinh hoạt văn hóa tinh thần, chăm sóc sức khỏe, phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc cơ bản đã đạt kế hoạch đề ra.
Các vấn đề cấp bách trong thanh niên như: bồi dưỡng nhận thức chính trị và đạo đức cách mạng cho thanh niên, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp cho thanh niên đã được chú trọng giải quyết. Từ đó đã phát huy vai trò của thanh niên trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu của Nam Định.
Đề xuất, kiến nghị
Để triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định, UBND tỉnh Nam Định đưa ra một số đề xuất:
Kiến nghị với Chính phủ
Một là, ban hành các chính sách đối với thanh niên trên một số lĩnh vực, đối tượng như: Dạy nghề, giải quyết việc làm, chính sách đối với thanh niên tình nguyện, tài năng trẻ... Tăng cường vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với các dự án tạo việc làm hiệu quả cho thanh niên như: các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống, các vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, các mô hình kinh tế trang trại trong thanh niên nông thôn.
Hai là, quan tâm tăng cường đầu tư ngân sách để trang bị các thiết chế văn hóa, điểm vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.
Ba là, tăng cường các giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm thu hút tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên.
Kiến nghị với Bộ Nội vụ
Một là, kiến nghị Bộ Nội vụ xây dựng mô hình tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên thống nhất trên cả nước; quy định tiêu chuẩn, điều kiện của công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hai là, kiến nghị Bộ Nội vụ thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên nhằm trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên./.
Minh Nguyệt
Bình luận
Tin tức cùng chuyên mục