Hà Nội, Ngày 26/01/2025

Hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Ngày đăng: 03/12/2024   15:12
Mặc định Cỡ chữ

Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ vừa ban hành Công văn số 1145-CV/BCSĐ về việc thực hiện Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW, ngày 13/11/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 

 

Theo Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW, ngày 13/11/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tập trung vào những nội dung sau:

1. Các quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, nhất là các quan điểm: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình và bước đi phù hợp; Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ nặng về trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học; Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng; Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo; Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW; nhấn mạnh mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo”; các nhiệm vụ, giải pháp chưa hoặc chậm triển khai trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

2. Những nội dung chính của Kết luận số 91-KL/TW, bao gồm: những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra đối với giáo dục và đào tạo; các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, nhấn mạnh một số nội dung:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo; phát huy vai trò của các cấp uỷ cơ sở giáo dục, đào tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành Giáo dục.

- Cho phép cơ sở giáo dục thuộc khối Quân đội, Công an đào tạo hệ dân sự đối với các ngành lưỡng dụng một cách phù hợp để khai thác hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đánh giá toàn diện việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên cả nước để có giải pháp phù hợp.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng, an ninh gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam; quan tâm giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng cống hiến phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập ở một số ngành, nghề, lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chú trọng các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, bán dẫn,... Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực tương xứng để phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc theo hiệp định quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, cơ sở giáo dục đại học sư phạm ngang tầm các nước tiên tiến. Đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học theo hướng tạo thuận lợi, tháo gỡ các nút thắt, rào cản, tính đến đặc thù về độ trễ và rủi ro trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

- Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hoá, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo; đồng thời, trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng thiết yếu để thích ứng học tập, làm việc hiệu quả, an toàn trong không gian số; khuyến khích phát triển các mô hình trường học mới như trường học số, trường học thông minh, trường học hạnh phúc. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

- Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ giáo dục theo kết quả đầu ra. Nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn.

3. Nêu bật tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, tính chất quyết định của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tăng cường bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng các hệ thống thông tin của Bộ Nội vụ

Ngày đăng 23/01/2025
Chiều 23/01/2025, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ Nội vụ (Ban Chỉ đạo). Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.

Công đoàn Bộ Nội vụ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025 với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt

Ngày đăng 21/01/2025
Ngày 21/01/2025, tại Trụ sở Bộ, Công đoàn Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác và phát động phong trào thi đua năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Thủy, Chủ tịch Công đoàn Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì Hội nghị.

Hội đồng khoa học Bộ Nội vụ triển khai nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ năm 2025

Ngày đăng 20/01/2025
Ngày 20/01/2025, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, TS Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ đã chủ trì Hội nghị Hội đồng khoa học Bộ Nội vụ nhằm tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024; triển khai nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ năm 2025. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thăm, tặng quà, chúc Tết tại huyện Văn Yên, Trấn Yên

Ngày đăng 18/01/2025
Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025) và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 18/01, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn và các hộ gia đình bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn 2 huyện Văn Yên và Trấn Yên.

Năm 2025: Triển khai việc sắp xếp, kiện toàn, hợp nhất Tạp chí Tổ chức nhà nước và Tạp chí Lao động và Xã hội đảm bảo hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao

Ngày đăng 17/01/2025
Ngày 17/01/2025, Hội nghị viên chức năm 2024 của Tạp chí Tổ chức nhà nước đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là một trong những sự kiện quan trọng thường niên của Tạp chí nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả các hoạt động sau một năm triển khai nhiệm vụ; đồng thời nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, từ đó đưa ra định hướng hoạt động trong năm 2025. Đồng chí Trần Nghị, Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập và đồng chí Nguyễn Văn Vỹ, Phó Tổng Biên tập, Chủ tịch công đoàn Tạp chí đồng chủ trì, điều hành Hội nghị.

Tiêu điểm

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 21/01, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.