Hà Nội, Ngày 19/01/2025

ĐỐI SÁNH GIỮA PHÂN QUYỀN VÀ TẬP QUYỀN - DECENTRALIZATION VS. CENTRALIZATION

Ngày đăng: 23/10/2024   12:43
Mặc định Cỡ chữ

Các cơ cấu quản trị trong các tổ chức công và tư đều thường quan tâm xử lý tình trạng căng thẳng giữa phương thức phân quyền (phân cấp) và tập quyền (tập trung hóa). Trong khi tập quyền tập trung thẩm quyền ra quyết định ở cấp cao nhất, thì phân quyền phân bổ quyền lực này theo nhiều cấp độ khác nhau trong tổ chức. Cả hai mô hình đều mang lại những cơ hội và thách thức riêng, đặc biệt là trong cách ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chiến lược, thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực và năng suất hiệu quả hoạt động tổng thể - Governance structures across public and private organizations often grapple with the tension between decentralization and centralization. While centralization concentrates decision-making authority at the top, decentralization distributes this power to various levels within an organization. Both models present unique opportunities and challenges, particularly in how they influence strategic planning, goal setting, resource allocation, and overall operational efficiency.

 

QUẢN TRỊ THEO MÔ HÌNH TẬP QUYỀN: THẾ MẠNH Ở TÍNH THỐNG NHẤT VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU PHỒI, PHỐI HỢP

Tập quyền (tập trung hóa) đề cập đến quá trình mà các hoạt động chính trong một tổ chức - như lập kế hoạch, ra quyết định và xây dựng chiến lược được tập trung vào một nhóm cụ thể. Nhóm này thường giữ vị trí cao nhất trong trật tự thứ bậc của tổ chức, nắm quyền lực và có ảnh hưởng lớn hơn so với các nhóm cấp dưới (trực thuộc). Khái niệm tập quyền mang nhiều nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như trong khoa học chính trị, khái niệm này dùng để chỉ việc tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, cả về mặt địa lý và chính trị, trung ương nắm quyền tối cao đối với tất cả các đơn vị hành chính.

Trong các tổ chức tập quyền, các quyết định chiến lược như lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu, lập ngân sách và bố trí sử dụng nhân tài thường do một nhà lãnh đạo cao cấp hoặc một nhóm các nhà lãnh đạo có thẩm quyền quản lý. Mô hình này đặt ưu tiên vào sự đồng nhất, tính nhất quán và khả năng điều phối, phối hợp rộng rãi xuyên suốt nhiều lĩnh vực.

Tiêu chuẩn hóa và chất lượng phục vụ

Mô hình tập quyền đảm bảo mức độ tiêu chuẩn hóa dịch vụ cao. Thông qua một cấu trúc lãnh đạo thống nhất, các tổ chức có thể cung ứng các dịch vụ nhất quán cho công dân trong các hoàn cảnh tương tự nhau. Điều này giúp giảm thiểu khả năng xảy ra những khác biệt trong việc cung ứng dịch vụ có thể xảy ra trong các hệ thống phân quyền, đảm bảo tính công bằng trong quản trị (quản trị quốc gia).

Tối đa hóa lợi thế của quy mô kinh tế

Quản trị theo mô hình tập quyền cho phép các tổ chức tận dụng lợi thế của quy mô kinh tế. Bằng cách tập hợp nguồn lực và chuyên gia tại một điểm trung tâm, tổ chức có thể hoạt động năng suất hiệu quả hơn. Các đơn vị hoặc khu vực nhỏ có thể không có đủ chuyên gia hoặc nguồn lực quan trọng để hoạt động độc lập mà không suy giảm chất lượng hoặc năng suất hiệu quả.

Nâng cao khả năng phối hợp chính sách 

Các hệ thống tập quyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều phối và phối hợp các chính sách và chương trình, đặc biệt là những chính sách liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc vượt khỏi phạm vi ranh giới của tổ chức. Sự liên kết này giúp các sáng kiến được tối ưu hóa, đi vào thực tế hoạt động một cách hòa hợp, hướng tới mục tiêu chung.

Trách nhiệm giải trình rõ ràng

Một lợi thế then chốt của mô hình tập quyền là tính minh bạch, rõ ràng trong trách nhiệm giải trình. Trong các hệ thống tập quyền cao, công dân biết nơi nào chịu trách nhiệm. Luồng trách nhiệm giải trình rõ ràng này giúp tăng cường niềm tin vào công tác quản trị khi giảm thiểu khả năng đổ lỗi có thể xảy ra trong các hệ thống phân quyền.

QUẢN TRỊ THEO MÔ HÌNH PHÂN QUYỀN: THẾ MẠNH Ở TÍNH LINH HOẠT, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG DÂN

Phân cấp, phân quyền đề cập đến quá trình phân bổ hoặc ủy quyền các hoạt động của một tổ chức hoặc chính phủ, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch và ra quyết định, từ một cơ quan trung ương (trung tâm) sang các đơn vị hoặc nhóm nhỏ hơn, có tính địa phương, cơ sở hơn. Khái niệm này đã và đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm động lực nhóm và khoa học quản lý trong các tổ chức tư, cũng như trong khoa học chính trị, luật, hành chính công, công nghệ, kinh tế và tài chính. Trong bối cảnh nhà nước, phân quyền thể hiện cụ thể ở việc chuyển giao quyền lực từ chính quyền trung ương sang các chính quyền vùng và địa phương.

Trong mô hình phân quyền, quyền ra quyết định được chuyển từ trung tâm (cơ quan trung ương) sang nhiều cá nhân hoặc đội nhóm khác nhau. Có thể có phân quyền về chính trị và phân quyền về hành chính, trong đó việc ra quyết định sát hơn với địa phương, cơ sở, đáp ứng nhanh nhạy và bao trùm hơn.

Phân quyền chính trị: Nâng cao tính dân chủ và trách nhiệm giải trình

Về mặt chính trị, mô hình phân quyền có thể mang quyền lực gần hơn với công dân, khiến các nhà lãnh đạo được bầu trở nên hiện hữu và có trách nhiệm hơn. Sự gần gũi này khuyến khích sự tham gia tích cực của công dân, không chỉ trong các cuộc bầu cử mà còn trong các quy trình quản trị được tiến hành thường xuyên, liên tục như trong các cuộc tham vấn công chúng và các hội nghị địa phương. Hơn nữa, mô hình phân quyền quan tâm đến những khác biệt giữa các địa phương hoặc vùng miền, thừa nhận nhu cầu đa dạng của các cộng đồng khác nhau.

Phân quyền hành chính: Nâng cao khả năng đáp ứng và đổi mới sáng tạo

Về mặt hành chính, phân quyền trao quyền ra quyết định cho những ai sát hơn với người sử dụng hoặc người tiêu dùng của các dịch vụ. Sự gần gũi này cho phép các tổ chức đáp ứng nhanh nhạy hơn với nhu cầu và điều kiện địa phương, cơ sở. Bằng cách bỏ qua các quy trình phê duyệt theo thứ bậc, các cơ cấu phân quyền còn có thể khuyến khích sự đổi mới, nâng cao khả năng thích ứng mau lẹ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Nâng cao sự gắn kết nhân viên và bản sắc của tổ chức 

Trong các hệ thống phân quyền, các đơn vị có quy mô nhỏ và tập trung hơn có thể tăng cường động lực của nhân viên. Nhân viên làm việc trong các đơn vị này thường thấy rõ hơn khả năng làm chủ và sự gắn bó với công việc có bản sắc của tổ chức họ. Theo đó, tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên được nâng cao vì họ nhận thấy có trách nhiệm trực tiếp hơn với kết quả công việc.

Ra quyết định nhanh hơn

Bằng cách giảm bớt các tầng nấc phê duyệt cần thiết để thực hiện quyết định nhanh chóng hơn, cách thức phân quyền có thể giúp hợp lý hóa hoạt động và nâng cao khả năng đáp ứng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các môi trường phức hợp, thay đổi nhanh chóng, những nơi mà việc ra quyết định chậm trễ có thể dẫn đến mất cơ hội hoặc phản ứng không thích đáng, đầy đủ trước những khó khăn, thách thức trong khủng hoảng.

CÂN BẰNG GIỮA TẬP QUYỀN VÀ PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN TRỊ

Sự lựa chọn giữa các mô hình tập quyền và phân quyền không phải là quyền chọn nhị phân. Quản trị hiệu quả thường bao gồm một cách tiếp cận kết hợp, trong đó một số chức năng nhất định được tập trung hóa để đảm bảo tính nhất quán và năng suất hiệu quả, trong khi những chức năng khác được phân cấp, phân quyền để khuyến khích tính linh hoạt, đáp ứng và đổi mới. Ví dụ, quá trình thiết lập và quyết định chính sách có thể duy trì theo cách tập trung hóa để đảm bảo sự thống nhất quốc gia, trong khi việc cung ứng dịch vụ có thể được phân cấp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các cộng đồng địa phương.

Mô hình tập quyền và mô hình phân quyền đều mang lại những lợi ích riêng biệt và cơ cấu quản trị tối ưu phụ thuộc vào các mục tiêu, tính chất hoạt động của tổ chức và nhu cầu của các bên liên quan. Bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa hai cách tiếp cận này, các tổ chức có thể khai thác được sức mạnh của cả hai mô hình - tận dụng tính nhất quán và khả năng điều phối của phương thức tập quyền trong khi hưởng lợi từ sự đổi mới, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh nhạy của phương thức phân quyền.

 

CENTRALIZED GOVERNANCE: STRENGTH IN UNIFORMITY AND COORDINATION

Centralization refers to the process by which key activities within an organization - such as planning, decision-making, and strategy formulation -become concentrated within a specific group. This group typically occupies the top of the organizational hierarchy, holding greater authority and influence over subordinate groups. The concept of centralization carries different meanings across various fields. In political science, for example, it refers to the consolidation of power within a central government, both geographically and politically, granting it sovereignty over all administrative divisions.

In centralized organizations, strategic decisions - such as planning, goal setting, budgeting, and talent deployment - are typically managed by a single senior leader or leadership team. This model prioritizes uniformity, consistency, and broad coordination across sectors.

Standardization and Service Quality

Centralization ensures a high level of service standardization. By having a unified leadership structure, organizations can provide consistent services to citizens in similar circumstances. This reduces the likelihood of discrepancies in service delivery that might occur in decentralized systems, ensuring equality in governance.

Economies of Scale

Centralized governance allows organizations to leverage economies of scale. By pooling resources and expertise at a central point, the organization can operate more efficiently. Small units or regions may not have the critical mass of experts or resources to operate independently without sacrificing quality or efficiency.

Enhanced Policy Coordination

Centralized systems facilitate the coordination of policies and programs, particularly those that cut across different sectors or organizational boundaries. This alignment helps streamline initiatives, ensuring that they work harmoniously toward a common goal.

Clear Accountability

A key advantage of centralization is the clarity it brings to accountability. In highly centralized systems, citizens know where to assign responsibility. This clear line of accountability strengthens trust in governance, as it reduces the chances of blame-shifting that can occur in decentralized systems.

DECENTRALIZED GOVERNANCE: FLEXIBILITY, INNOVATION, AND CITIZEN ENGAGEMENT

Decentralization refers to the process of distributing or delegating the activities of an organization or government, particularly those related to planning and decision-making, away from a central authority and toward smaller, more localized units or groups. This concept has been widely applied in various fields, including group dynamics and management science in private organizations, as well as in political science, law, public administration, technology, economics, and finance. In the context of government, decentralization specifically involves transferring power from a central authority to regional and local authorities.

In short, decentralization shifts decision-making authority from a centralized body to multiple individuals or teams. This can be both political and administrative, with decision-making becoming more localized, responsive, and inclusive.

Political Decentralization: Enhancing Democracy and Accountability

Politically, decentralization can bring power closer to citizens, making elected officials more visible and accountable. This proximity fosters greater citizen participation, not only in elections but in ongoing governance processes like public consultations and local meetings. Furthermore, decentralization allows for the expression of regional or local differences, acknowledging the diverse needs of various communities.

Administrative Decentralization: Responsiveness and Innovation

Administratively, decentralization empowers decision-makers who are closer to the users or consumers of services. This proximity allows organizations to respond more swiftly to local needs and conditions. By bypassing hierarchical approval processes, decentralized structures can also foster innovation, enabling quicker adaptations and creative problem-solving.

Improved Staff Engagement and Organizational Identification

In decentralized systems, smaller, more focused organizational units can enhance staff motivation. Employees working in these units often feel a greater sense of ownership and identification with their work. This, in turn, boosts morale and productivity, as staff members feel more directly responsible for outcomes.

Faster Decision-Making

By reducing the layers of approval needed to implement decisions, decentralization can streamline operations and improve responsiveness. This is particularly crucial in complex, fast-moving environments where delays in decision-making can result in lost opportunities or inadequate responses to crises.

BALANCING CENTRALIZATION AND DECENTRALIZATION IN GOVERNANCE

The choice between centralization and decentralization is not binary. Effective governance often involves a hybrid approach, where certain functions are centralized for consistency and efficiency, while others are decentralized to encourage flexibility, responsiveness, and innovation. For example, policy setting may remain centralized to ensure national cohesion, while service delivery can be decentralized to meet the specific needs of local communities.

Both centralization and decentralization offer distinct advantages, and the optimal governance structure depends on the organization’s goals, the nature of its operations, and the needs of its stakeholders. By striking a balance between these two approaches, organizations can harness the strengths of both models-leveraging the uniformity and coordination of centralization while benefiting from the innovation, flexibility, and responsiveness of decentralization./.

TS Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ)

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tiếng Anh dành cho người làm công tác tổ chức nhà nước - English for people working in the state organization sector

Ngày đăng 02/01/2025
Tạp chí Tổ chức nhà nước giới thiệu cùng bạn đọc.

TÀI NĂNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NĂNG - TALENT AND TALENT MANAGEMENT

Ngày đăng 24/09/2024
Các nhà nước luôn nỗ lực tuyển dụng, giữ chân, đãi ngộ - khen thưởng và phát triển đội ngũ nhân viên công (cán bộ, công chức, viên chức) của mình. Tuy nhiên, họ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư, nơi thường thu hút những nhân tài hàng đầu nhờ các cơ hội và những gói thù lao hấp dẫn. Nếu các cơ quan nhà nước không thể tuyển dụng và giữ chân được những cá nhân có năng lực sẽ ảnh hưởng tới năng suất hiệu quả và làm trầm trọng thêm những khuyết yếu trong chu trình quản trị quốc gia. Điều này cũng khiến cho khu vực công gặp thách thức phức tạp hơn khi quản lý việc thực thi ngày càng được chú trọng và khi trách nhiệm giải trình, kết quả công tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, "cuộc chiến giành nhân tài" đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các hệ thống công vụ trên toàn cầu, trong quá trình xây dựng một lực lượng lao động có động lực, kỹ năng nhằm cung ứng dịch vụ công hiệu quả và thúc đẩy những kết quả tác động tích cực cho xã hội - Governments are constantly striving to recruit, retain, reward, and develop their pool of public employees. However, they face fierce competition from the higher-paying private sector, which often attracts top talent with more lucrative compensation packages and opportunities. When governments are unable to recruit and retain capable individuals, it exacerbates a vicious cycle of weak governance and inefficiency. This challenge is compounded by the growing emphasis on performance management in the public sector, where accountability and results are more critical than ever. As a result, the "war for talent" has become a top priority for civil services worldwide, as they seek to build a skilled and motivated workforce capable of delivering public services effectively and driving positive societal outcomes.   

Nâng cao động lực trong lực lượng lao động khu vực công - Enhancing motivation in the public sector workforce

Ngày đăng 30/08/2024
Động lực là một yếu tố then chốt, vì nhân viên là nền tảng sức mạnh của bất kỳ tổ chức nào. Động lực có ảnh hưởng lớn đến các kết quả ảnh hưởng thiết yếu như duy trì sự gắn bó với công việc và giữ chân nhân viên lâu dài. Trong lĩnh vực hành chính công và khu vực thứ ba, động lực nội sinh và động lực vị tha đặc biệt quan trọng. Motivation is a critical factor, as employees form the backbone of any organization. It greatly impacts essential outcomes like sustained work engagement and long-term employee retention. In public administration and the third sector, intrinsic and altruistic motivations are particularly vital.

Hoạch định lực lượng lao động, tuyển mộ và tuyển chọn - Workforce Planning, recruitment, and selection

Ngày đăng 15/07/2024
Hoạch định lực lượng lao động (hoạch định nguồn nhân lực) tạo thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược thích hợp để thu hút, giữ chân và phát triển tài năng phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Công tác này bao gồm việc thực hiện các chương trình đào tạo theo mục tiêu, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp và các sáng kiến lập quy hoạch kế cận nhằm xây dựng một lực lượng lao động vững mạnh và thích ứng. Thông qua cách tiếp cận đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý nguồn nhân lực, hoạch định lực lượng lao động giúp các tổ chức tối ưu hóa lực lượng lao động, nâng cao sự gắn kết của nhân viên và cuối cùng là đạt được các mục tiêu của tổ chức - Workforce planning (Human resources planning) facilitates the development of tailored strategies to attract, retain, and develop talent in alignment with organizational objectives. This includes implementing targeted training, career development opportunities, and succession planning initiatives to build a resilient and adaptable workforce. Through a holistic and integrated approach to managing human resources, workforce planning helps organizations optimize their workforce, improve employee engagement, and ultimately achieve organizational goals.

Quản lý và nâng cao kết quả thực thi - Performance Management and Improvement

Ngày đăng 01/07/2024
Mỗi cá nhân có trình độ học vấn, năng lực, tính cách, đặc điểm hành vi và thái độ với công việc khác nhau. Tuy nhiên, khi được một tổ chức tuyển dụng, mục tiêu chính của nhân viên là thực thi nhiệm vụ trong công việc của mình một cách hiệu quả và đóng góp vào kết quả trông đợi của tổ chức. Thông qua việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân viên, cùng với việc bồi đắp văn hóa học tập liên tục, các tổ chức sẽ nâng cao được năng suất và kết quả thực thi. Các sáng kiến và nỗ lực đào tạo (bồi dưỡng) và phát triển có mục đích nâng cao năng suất thông qua việc tăng cường khả năng thực thi nhiệm vụ của nhân viên một cách hiệu quả. Những hoạt động này rất quan trọng đối với các tổ chức đang phấn đấu nâng cao hiệu suất và hiệu quả, bởi lẽ kết quả thực thi của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của tổ chức. Bằng cách chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân viên, công tác quản lý nguồn nhân lực đảm bảo tri thức liên tục đổi mới, tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cũng như khuyến khích những hành vi tích cực, chủ động. Những nỗ lực này đóng góp chung vào lợi thế cạnh tranh của tổ chức - Individuals differ in terms of educational qualifications, competencies, personalities, behavioral traits, and attitudes. However, when they are hired by an organization, their primary objective is to perform their job duties effectively and contribute to the organization's desired outcomes. Investing in employee training and development, along with fostering a culture of continuous learning, allows organizations to enhance productivity and performance. Training and development efforts aim to improve productivity by increasing employees' abilities to perform their tasks effectively. These initiatives are crucial for organizations striving for efficiency and effectiveness, as the performance of their workforce directly impacts organizational success. By focusing on employee training and development, human resource management ensures continuous knowledge innovation, facilitates the exchange of knowledge and experiences, and encourages proactive behavior. These efforts collectively contribute to the organization’s competitive advantage.