Hà Nội, Ngày 22/06/2025

Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Ngày đăng: 21/10/2024   14:26
Mặc định Cỡ chữ

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc liên khu dân cư các bản Sà Dề Phìn, Hắt Hơ, Sảng Phìn, Mao Sao Phìn thuộc xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (18/11/2023). Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025 - 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Xây dựng và biên soạn các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Đến năm 2030, 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

Đến năm 2030, 100% các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được đẩy mạnh hoạt động về chuyển đổi số; hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc.

Đề án đưa ra 04 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: 1) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách; 2) Nhóm nhiệm vụ về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc; 3) Nhóm nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc; 4) Nhóm nhiệm vụ về tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác dân tộc.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc các cấp. Đề xuất điều chỉnh nội dung, phương án thực hiện Đề án trong trường hợp cần thiết hoặc chủ trì xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án.../.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Một số bài học kinh nghiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Học viện Chính trị

Ngày đăng 19/06/2025
Tóm tắt: Phổ biến, giáo dục pháp luật là nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Qua đó, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bài viết làm rõ vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ ở Học viện Chính trị; thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật ở Học viện Chính trị thời gian qua; từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Học viện Chính trị hiện nay. 

Quản trị nhân lực tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam trước tác động của cách mạng 4.0: cơ hội và thách thức

Ngày đăng 13/06/2025
Tóm tắt: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đang tạo ra những biến đổi sâu rộng trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành Y tế Việt Nam. Hệ thống bệnh viện công lập đang chịu áp lực lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới quản trị nhân lực, lấy con người làm trung tâm và công nghệ làm động lực. Nghiên cứu này phân tích cơ hội và thách thức của công tác quản trị nhân lực trong bệnh viện công lập và đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.  

Kinh nghiệm lãnh đạo công tác giáo dục và đào tạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2020 đến nay

Ngày đăng 11/06/2025
Tóm tắt: Công tác giáo dục và đào tạo là nội dung quan trọng trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo. Thực tiễn đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ để tiếp tục có những định hướng mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong thời gian tới. Từ khóa: Công tác giáo dục và đào tạo; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; kinh nghiệm lãnh đạo.

Đổi mới chính sách tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp bối cảnh chuyển đổi số và nhu cầu nhân lực thời đại phát triển trí tuệ nhân tạo

Ngày đăng 30/05/2025
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích chính sách tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 dưới góc nhìn chuyển đổi số và sự chuyển dịch nhu cầu nhân lực trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), bài viết tập trung làm rõ những đổi mới trong quy chế tuyển sinh, ảnh hưởng của công nghệ đến cách thức tổ chức thi, xét tuyển và yêu cầu đặt ra trong việc đảm bảo công bằng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Qua đó, đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách tuyển sinh phù hợp với xu thế chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên của các học viện, trường đại học công an nhân dân hiện nay

Ngày đăng 16/05/2025
Tóm tắt: Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục và đào tạo ở các học viện, trường đại học công an nhân dân. Bài viết phản ánh thực trạng và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng đội ngũ giảng viên của các học viện, trường đại học công an nhân dân hiện nay, qua đó tiếp tục có những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới. 

Tiêu điểm

Lời cảm ơn của Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động vui mừng và vinh dự được các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo các đơn vị trong Bộ; bạn bè đồng nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cộng tác viên, bạn đọc đã đến thăm, tặng hoa và gửi lẵng hoa, cùng những tình cảm và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tập thể lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, viên chức, người lao động Tạp chí hiện nay và các thời kỳ.